Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

3660
+ aa -

Hoạt động ban ngành

Cập nhật lúc : 15:47 31/08/2016
Hội Nông dân tỉnh: Xây dựng hơn 300 mô hình sản xuất hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới
Trong 5 năm qua, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các ngành địa phương xây dựng 303 mô hình sản xuất có hiệu quartreen địa bàn toàn tỉnh, góp phần tích cực trong nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng nông thôn mới

Trong lĩnh vực tuyên truyền, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh thực hiện 1.200 tin, bài, phóng sự về xây dựng NTM. Các phương tiện thông tin đại chúng đã đi đầu trong công tác tuyên truyền vận động, thường xuyên đưa tin, bài vào các chuyên mục hàng tuần, hàng tháng. Bên cạnh đó, Văn phòng điều phối tỉnh đã biên tập và in ấn 2 Sổ tay hướng dẫn về triển khai Chương trình Xây dựng Nông thôn mới phát cho hội viên, nông dân.

Trên cơ sở công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 120 lớp tập huấn cho gần 4.600 học viên là cán bộ trực tiếp tham gia chỉ đạo điều hành Chương trình xây dựng Nông thôn ở cấp tỉnh, huyện, xã, thôn, bản. Hội Nông dân các cấp đã phối hợp tổ chức 80 lớp tập huấn cho gần 1.600 lượt cán bộ, hội viên là cán bộ cơ sở nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong việc vận động hội viên, gia đình tham gia Chương trình. Nhìn chung công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức tập huấn cho cán bộ, hội viên được vận hành 5 năm qua khá đồng bộ, mặc dùng bước đầu kinh phí còn hạn chế, nhưng sự nỗ lực phấn đấu của các cấp Hội, sự phối hợp với các cấp, ngành trong tỉnh đã mang lại diện mạo mới về đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, nông dân.

Về hoạt động phát triển sản xuất, sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình xây dựng Nông thôn mới đã bố trí 19.789 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng 303 mô hình sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tỉnh ủy, UBND đã quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ hội viên, nông dân, triển khai nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, phát triển ngành nghề thủ công, truyền thống có hiệu quả, phù hợp với điều kiện tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân trên địa bàn. 

Điển hình như tại huyện Phú Vang, từ năm 2011- 2015 đã triển khai 98 mô hình phát triển sản xuất với tổng kinh phí 17,964 tỷ đồng. Tập trung đầu tư vào các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, sản xuất rau an toàn, nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản theo hướng VietGap… Ngoài ra huyện còn phối hợp với các đơn vị liên quan như Trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật của trường Đại học Nông lâm Huế, Trung tâm khuyến nông tỉnh, Viện rau quả Trung ương… Năm 2016, từ nguồn vốn NTM và vốn khuyến nông của huyện đầu tư thực hiện 43 mô hình với tổng kinh phí 5,363 tỷ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí khuyến nông và hỗ trợ lúa nước từ Chương trình xây dựng NTM 1,356 tỷ đồng.

Tại huyện Nam Đông, từ năm 2011- 2015, tổng nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất phân bổ cho các xã là 5,188 tỷ đồng. Trong đó vốn sự nghiệp NTM là 4,1 tỷ đồng,  vốn Chương trình 135 là 1,08 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn NTM đều giao cho Ban quản lý xây dựng NTM của xã làm chủ đầu tư.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Nông thôn mới tại Thừa thiên – Huế đã đạt được những kết quả tích cực, tạo chuyển biến sâu sắc và rõ nét về mặt nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân. Bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, nhiêu địa phương đã hoàn thành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.

Trần Thành (HND tỉnh Thừa Thiên Huế )