Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 28/03/2024

1120
+ aa -

Hoạt động ban ngành

Cập nhật lúc : 12:52 27/12/2018
99% xã xây dựng nông thôn mới xã đạt chỉ tiêu Bảo hiểm Y tế
Theo số liệu thống kê, đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 1.142.538 người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt hơn 98% dân số, cao hơn mức bình quân chung của cả nưóc, góp phần đưa 102/104 xã đạt chuẩn tiêu chí 15 nông thôn mới về Y tế

Bảo hiểm Y tế- Tiêu chí quan trọng của xã nông thôn mới

Thừa Thiên Huế là một trong số những địa phương thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đã có 44 xã đạt 19/19 tieu chí nông thôn mới,  đạt tỷ lệ hơn 42%. Theo đó Bộ tiêu chí quốc gia quy định, xã nông thôn mới giai đoạn 2016 -2020 phải có từ 85% dân số trở lên tham gia BHYT. Thực hiện mục tiêu về tiêu chí nông thôn mới này của Trung ương, các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới ở Thừa Thiên Huế đã cùng với tổ chức BHXH có những giải pháp tích cực nhằm nâng cao nhận thức, tỷ lệ người dân trên địa bàn tham gia BHYT.

Tìm hiểu tình hình ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới chúng tôi nhận thấy, người dân nơi đây đã được tạo điều kiện phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức. Hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn, hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương được kiên cố hóa  tạo điều kiện cho người dân nâng cao sản xuất nông nghiệp, thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung có quy mô lớn.

Trong điều kiện của một xã nông thôn mới, có kinh tế - xã hội phát triển và chất lượng sống ngày một tốt hơn là điều kiện để người dân nâng cao ý thức về chăm sóc bản thân. Họ sẽ tự nguyện tham BHYT để chủ động trong chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

Người dân mua BHYT là mong muốn được chủ động trong phòng chữa bệnh với những dịch vụ tốt nhất. Thừa Thiên Huế có một hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tốt, đảm bảo tính liên thông. Trạm y tế các xã hầu hết có bác sĩ và đều tổ chức khám chữa bệnh cho dân, góp phần bảo đảm yêu cầu kịp thời và tại chỗ trong khám chữa bệnh, qua đó tạo được niềm tin cho người dân.

Các phòng khám, bệnh viện tư nhân cũng góp phần làm phong phú hệ thống khám chữa bệnh BHYT rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Bệnh viện Trung ương Huế, một trong những cờ đầu của ngành y tế Việt Nam và sau đó là Bệnh viện Trường đại học Y dược ngày càng có nhiều khoa chuyên sâu, triển khai và áp các kỹ thuật cao trong khám, chẩn đoán và điều trị đã làm hài lòng bệnh nhân.

Ngày 10/11/2016, UBND tỉnh có Kế hoạch triển khai thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Theo đó, xác định mục tiêu mở rộng các nhóm đối tượng để đến năm 2020 có 94% dân số tham gia BHYT. Gắn với những mục tiêu nêu trên là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định của pháp luật. Sự vào cuộc của ngành y tế, BHXH tỉnh và các đơn vị khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh trong việc đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bệnh nhân BHYT đã xây dựng niềm tin, giúp người dân mạnh dạn và không còn đắn đo khi tham gia BHYT.

Văn phòng Điều phối  tỉnh (TH)