Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 18/04/2024

643
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 10:46 19/07/2019
Lộc An: Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Điểm sáng trong xây dựng ntk ở Lộc An ( huyện Phú Lộc ) là sự tham gia tích cực của người dân trong xây dựng nông thôn mớ, điều đó đã thể hiện một cách sinh động trong suốt lộ trình xây dựng NTM của địa phương trong những năm qua.

Xã Lộc An là một địa phương vùng đồng bằng bán sơn địa, người dân sống chủ yếu dựa nào sản xuất nông nghiệp là chính. Sau khi có chủ trương về xây dựng xã theo hướng nông thôn mới, bước khởi đầu vào khoảng năm 2011 đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, các tuyến đường bê tông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng đáp ứng tốt vấn đề đi lại sinh hoạt của người dân. Thế nhưng, chỉ sau hơn 6 năm, bình quân thu nhập của người dân đã đạt hơn 37,4 triệu đồng, các tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,5%, tỷ lệ hộ dùng nước sạch và hợp vệ sinh tăng lên 96,4%, 100% hộ có điện chiếu sáng... và đặc biệt là 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của địa phương đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, ngay từ khi bắt đầu, xã Lộc An đã xác định làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia. Bởi “dân là gốc”, một khi người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng Nông thôn mới, có sự nhất trí cao, cùng tham gia mới có thể hoàn thành tốt. Trên tinh thần đó, mỗi thôn có ban vận động, thành viên là những người cao tuổi, người có uy tín ở thôn, cùng xã tuyên truyền, vận động người dân. Khi có việc cần huy động người dân đóng góp, tham gia, cán bộ xã tiến hành họp dân bàn bạc, nếu được sự đồng thuận cao của người dân sẽ triển khai công việc.

Nhờ chủ động tuyên truyền và thực hiện tốt chương trình phối hợp, nên địa phương đã tạo ra chuyển biến, hiệu ứng tốt trong nhân dân về mục tiêu xây dựng NTM. Người dân đã tự nguyện đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất cùng với chính quyền địa phương để làm đường giao thông nông thôn, thắp điện chiếu sáng đường quê và các công trình phúc lợi công cộng khác...

Theo Ban Quản lý xây dựng NTM của xã, điểm thuận lợi trong quá trình xây dựng NTM ở Lộc An là sự đồng thuận, ủng hộ nhiệt tình của người dân. Do đó, công tác xã hội hóa nguồn vốn thực hiện các tiêu chí khá tốt, người dân đồng thuận góp sức, góp của cùng chính quyền xây dựng NTM, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Có thể nói đây là thành công lớn của xã Lộc An trong thời gian qua. Để đạt được kết quả này là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị địa phương.

Giai đoạn 2011-2017, xã Lộc An đã huy động các nguồn lực được hơn 231 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 23 tỷ đồng và hàng ngàn mét vuông đất, cây cối hoa màu... Tỷ lệ đường liên xã được nhựa hóa, bê tông đạt 100%; đường trục thôn, xóm được bê tông đạt 99%, đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 100%, tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạt 75%. Các công trình giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng được quan tâm đầu tư xây dựng đã tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển sản xuất, các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của nhân dân địa phương; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 90,4%; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh từ 13,7 triệu đồng/năm 2011 lên 37,4 triệu đồng năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,91%.

Lộc An cũng là một trong 7 xã đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới của giai đoạn 2016-2020.

Văn phòng Điều phối  Phú Lộc