Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

792
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 08:12 09/11/2020
Ghi nhận từ xây dựng nông thôn mới ở Phong Điền
Huyện Phong Điền đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại những kết quả đáng ghi nhận, trong đó, phải kể đến việc tạo sự đồng thuận, huy động sức dân cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch - đẹp.

Nông thôn khởi sắc

Huyện Phong Điền đã đưa chỉ tiêu số xã đạt chuẩn NTM vào nghị quyết để triển khai thực hiện. Cùng với công tác chỉ đạo, việc tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của chương trình đã tạo sự đồng thuận cao trong mọi tầng lớp nhân dân, thu hút mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn. Đến nay huyện Phong Điền đã có 8/15 xã đạt chuẩn NTM, đặc biệt phấn đấu cuối năm 2020 toàn huyện có 11/15 xã đạt chuẩn NTM, xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu. Phấu đấu đến năm 2023 đạt chuẩn huyện NTM.

Đi trên những con đường bê tông rộng rãi, sạch – đẹp, những ngôi nhà khang trang nhiều người dân nơi đây vui mừng xen niềm tự hào bởi “sự thay da đổi thịt” của vùng quê Phong Hòa. Anh Nguyễn Văn Trung ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền nói: “Chừng hơn 10 năm về trước, diện mạo nông thôn nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, hệ thống giao thông đi lại còn khó khăn, nên việc phát triển sản xuất gặp hạn chế, đến nay, hệ thống giao thông nông thôn đã được bê tông hóa rộng khắp, nhiều ngôi nhà khang trang, hiện đại mộc lên, điện đường chiếu sáng đã phủ khắp các con đường trong thôn, xóm. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay”

Ông Nguyễn Quốc Tuấn – Trưởng Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Phong Điền, cho biết: “Huyện Phong Điền tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Từng bước củng cố, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ trong nông nghiệp, nông thôn. Ngành nông nghiệp hàng năm đều tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân từng bước chuyển đổi tập quán canh tác, nâng cao chất lượng nông sản, đa dạng hóa sản phẩm, tăng giá trị nông sản…”.

Khơi dậy sức dân 

Nhờ biết khơi dậy sức dân với phương châm “người dân là chủ thể”, Ban Chỉ đạo NTM từ cấp huyện đến xã, thôn ở huyện đã lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, xây dựng thành công NTM, mang lại sự hài lòng cho người dân. Một trong những bài học kinh nghiệm thành công trong xây dựng NTM ở Phong Điền đó là làm tốt công tác tuyên truyền. Bởi khi tư tưởng đã thông thì sức dân được huy động tối đa. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, cần chú trọng vận động nhân dân, từ các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư cho xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình giai đoạn 2016-2019 là 640,351 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ nhân dân và vốn khác là 80,922 tỷ đồng. Nhiều người dân tích cực tham gia hiến đất, đóng góp tiền mặt, ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, công trình thủy lợi  và các công trình phúc lợi xã hội. Trong giai đoạn 2016-2019, từ nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM, vốn ngân sách, huy động đóng góp của dân và các nguồn hợp pháp khác đã triển khai nhiều mô hình, đề án trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong đó đã triển khai thực hiện 44 mô hình tổ chức sản xuất thuộc nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 4.710 tỷ đồng. Ngoài ra ngân sách huyện, xã đã đầu tư, hỗ trợ hơn 8,3 tỷ đồng cho phát triển sản xuấtCác mô hình được thực hiện có hiệu quả và đang được nhân rộng như mô hình: Cải tạo vườn tạp, sản xuất lúa hữu cơ, lúa theo hướng VietGAP, chuỗi liên kết sản xuất lúa gạo, chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả Bưởi da xanh, tinh dầu tràm, nuôi gà Ai Cập đẻ trứng, nuôi cá rô đầu vuông, ném, … Thông qua các mô hình, người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân. Hạ tầng sản xuất ngày càng được quan tâm đầu tư, các sản phẩm nông sản chủ lực, sản phẩm đặc sản đang được chú trọng phát triển.

Đến nay, bộ mặt nông thôn của huyện Phong Điền đã có nhiều khởi sắc, hệ thông kết cấu hạ tầng xã hội được đầu tư ngày càng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng và ngày càng phát triển. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được triển khai và được nhân rộng góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, an ninh trật tự  địa bàn nông thôn được đảm bảo; vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới ngày càng được thể hiện rỏ nét hơn.

Các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội và địa phương đã chủ động trong việc tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả góp phần đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Mặt trận tổ quốc và các thành viên trong huyện đã gắn phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với nâng cao chất lượng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”, “ Ngày vì người nghèo”, phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng” của Hội Nông Dân; phong trào “ 5 không, 3 sạch” của Hội Liên hiệp phụ nữ; “ Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thông mới” của Huyện đoàn....đã động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Với những kết quả đạt được, để thực hiện thành công và hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Phong Điền đã làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ. Xây dựng NTM là chương trình phát triển kinh tế - chính trị tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn và phải do nhân dân làm chủ và người dân phải là chủ thể; huy động nội lực là chính... có như vậy thì công cuộc xây dựng NTM trên địa bàn mới thực sự thành công và bền vững.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; thực hiện có hiệu quả đề án phát triển các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chủ lực, triển khai thực hiện tốt chương trình OCOP. Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí các nguồn lực phù hợp. Bên cạnh việc bố trí nguồn lực của TW, tỉnh, huyện, xã cần đẩy mạnh xã hội hóa để huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới.

CTV