Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 19/04/2024

1567
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 09:19 26/08/2019
Phú Lộc đỏi mới sau 10 năm xây dựng nông thôn mới
Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn huyện Phú Lộc đã có nhiều đổi mới, khang trang, đời sống vật chjtâ và tỉnh thần của người dân đã có bước cải thiện và nâng cao đáng kể

Qua 9 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phát triển nhanh, nổi bậc nhất là hệ thống giao thông nông thôn, trường học, các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ...., tạo ra diện mạo cho khu vực nông thôn của huyện có nhiều nét khởi sắc. Tính đến tháng 8 năm 2019, toàn huyện có 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 40%; dự kiến đến tháng 10 năm 2020 có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó ít nhất 01 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng theo tinh thần Nghị quyết huyện đảng bộ lần thứ XIV đã đề ra. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả như lạc, dưa hấu, các loại cây ăn quả, thực hiện nuôi xen ghép bền vững, phát triển đàn bò lai....nhờ đó thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Các hoạt động văn hóa hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếp tục được duy trì. Công tác, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm Y tế tăng, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Hệ thống chính trị được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. An ninh trật tự xã hội ở nông thôn được giữ vững và ổn định.

Tổng số vốn huy động để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn ước đạt trên 1.028 tỷ đồng; trong đó, vốn từ chương trình quốc gia 108,7 tỷ đồng, vốn tỉnh 199,4 tỷ đồng, vốn huyện 124,6 tỷ đồng, vốn xã 2,85 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp 37,4 tỷ đồng, các tổ chức cá nhân 548,9 tỷ đồng.


Đường giao thông liên thôn ở Vinh Giang mới được hoàn thành

Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp. Các hợp tác xã bước đầu đã phát huy được vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho bà con nông dân, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất và nhất là đã thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản. Mô hình “cánh đồng mẫu” được 8 xã triển khai thực hiện có hiệu quả. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế, quan tâm đến công tác quy hoạch phát triển các vùng sản xuất gắn với thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bố trí vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó một số mô hình phát triển sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn mác, bao bì sản phẩm, thành lập mới được 04 hợp tác xã Lâm nghiệp bền vững, nâng tổng số hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp lên 35 hợp tác xã.

Các hoạt động nêu trên đã góp phần tăng thu nhập của cư dân nông thôn, năm 2011 thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 12,645 triệu/người/năm; năm 2019 thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 40,486 triệu/người/năm gấp 320,17 lần so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn ước năm 2019 là 5% giảm 6,33% so với năm 2011.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao của anh Hoàng Phương ở xã Vinh Hưng

Mô hình phát triển giống hoa súng ở Vinh Giang

Phát huy những thành tựu đã đạt trong 10 năm qua, huyện Phú Lộc tiếp tục thực hiện mục tiêu Chương trình đã đề ra là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng được nâng cao. Mục tiêu đề ra giai đoạn 2021-2025 của huyện Phú Lộc: Có 01 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu, 03 xã đạt nông thôn mới nâng cao; Đến cuối năm 2025 có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2025 gấp 1,6 lần năm 2020./.Văn phòng Điều phối  Phú Lộc