Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ bảy, 20/04/2024

3901
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 10:15 17/09/2019
Phú Vâng: Hội thảo cấp huyện về tổng kết 10 năm
Ngày13/9 UBND huyện Phú Vang phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tổ chức hội thảo về tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo dự tháo báo cáo, qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn thực hiện đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. UBND, các ngành, UBMTTQVN huyện và khối các đoàn thể đã có nhiều Đề án, Chương trình, quy hoạch, Kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới được chú trọng, nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới khá đầy đủ. Nhân dân đã tích cực hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới. Phong trào thi đua thực hiện trách nhiệm của công dân đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh như hiến đất, đóng góp ngày công; đầu tư nâng cấp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của gia đình; đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập; hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự. Tranh thủ nguồn lực đầu tư và lồng ghép thực hiện được nhiều hạng mục công trình quan trọng như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa xã và nhiều hạng mục thiết yếu khác. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm khá, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình hưởng ứng, phong trào thi đua đã khơi dậy tinh thẩn tự lực, tự cường của nhân dân; nhân dân tích cực, chủ động trong thực hiện trách nhiệm của mình.

Trong những năm qua, các địa phương đã huy động nguồn kinh phí đóng góp từ nhân dân bằng nhiều hình thức như hiến ngày công, hiến đất, đóng góp bằng tiền và các loại tài sản khác,... để xây dựng các công trình, cụ thể đã huy động: 19.689 ngày công; 24.462m2 đất; 29.405 triệu đồng để xây dựng các công trình như điện, giao thông, nhà văn hóa thôn, đầu tư phát triển sản xuất,...; Từ năm 2011-2019, kinh phí người dân chỉnh trang xây dựng nhà ở; tường rào, sản vườn, các công trình phụ trợ đạt chuẩn nhà ở của Bộ Xây dựng và đối ứng bằng tiền, lao động để thực hiện các mô hình phát triển sản xuất là 1.241,791 triệu đồng. Nhiều tổ chức, cá nhân đã góp công, góp của để xây dựng nông thôn mới.

Qua 9 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân huyện nhà đã có nhiều nỗ lực, phấn đấu, khắc phục khó khăn thực hiện đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. UBND, các ngành, UBMTTQVN huyện và khối các đoàn thể đã có nhiều Đề án, Chương trình, quy hoạch, Kế hoạch cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới được chú trọng, nhận thức của cán bộ và nhân dân đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới khá đầy đủ. Nhân dân đã tích cực hưởng ứng chủ trương xây dựng nông thôn mới. Phong trào thi đua thực hiện trách nhiệm của công dân đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh như hiến đất, đóng góp ngày công; đầu tư nâng cấp nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của gia đình; đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập; hưởng ứng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, vệ sinh môi trường, bảo vệ an ninh trật tự. Tranh thủ nguồn lực đầu tư và lồng ghép thực hiện được nhiều hạng mục công trình quan trọng như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa xã và nhiều hạng mục thiết yếu khác. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm khá, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay có 07 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Phấn đấu đến cuối năm 2019 có thêm từ 2-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01 xã nông thôn mới nâng cao.

Vê tồn tại hạn chế,  báo cáo cũng chỉ rõ một số địa phương công tác tuyên truyền, vận động người dân là chủ thể của chương trình còn hạn chế nên việc nhận thức về thực hiện chương trình chưa thực sự đúng đắn, còn trông chờ, ỷ lại nhà nước hỗ trợ ở một bộ phận dân cư, kể cả một số cán bộ các cấpl Việc triển khai nội dung chương trình ở một số xã còn bất cập như: Coi trọng đầu tư về hạ tầng; mục tiêu đề ra không có nguồn lực bảo đảm thực hiện; chưa đề ra nhiệm vụ giải pháp cụ thể nhất là đối với phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân nhằm xóa đói, giảm nghèo; Huy động nguồn vốn từ các thành phần còn hạn chế; chưa thu hút các doanh nghiệp về địa bàn nông thôn đầu tư phát triển kinh doanh; Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn được các cấp, các ngành quan tâm, có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên chất lượng đào tạo cũng như việc sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo vẫn là vẫn đề khó khăn của nhiều xãNhiều tiêu chí liên quan đến hạ tầng, dân sinh chưa hoàn thành như: Hộ nghèo, giao thống, môi trường, cơ sở vật chất văn hóa,… đây là những tiêu chí cần nhiều tiền đầu tư...

Về nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, báo cáo cũng chỉ rõ: Công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục và tổ chức thực hiện của một số BCĐ, BQL ở xã còn hạn chế, nhất là việc thực hiện đầu tư hỗ trợ theo cơ chế đặc thù; vì vậy, nhiều thôn, xóm trên địa bàn xã chưa được triển khai tích cực; Chưa phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể tham gia vào Chương trình xây dựng NTM; quá trình thực hiện còn mang nặng tư tưởng đầu tư hạ tầng, chưa quan tâm đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dânl Nhận thức trong công tác rà soát, đánh giá các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM thiếu nhất quán, cứng nhắc; vì vậy, nhiều xã có những tiêu chí đã đạt nhưng lại đánh giá chưa đạt, làm cho việc xác định các tiêu chí cần đầu tư thêm để hoàn thành qua các năm còn lúng túng, bị động; thậm chí thiếu quyết tâm chỉ đạo, mang nặng tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên; Các thành viên Ban chỉ đạo huyện và thành viên giúp việc cho ban chỉ đạo là kiêm nhiệm nên chưa tập trung thời gian để chỉ đạo thực hiện.

Xây dựng nông thôn mới phải gắn với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Tích cực phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình;Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, người đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét; Lồng ghép sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ ngân sách của Nhà nước và các nguồn lực, đa dạng việc huy động, đóng góp của người dân phải được thực hiện trên cơ sở thực sự tự nguyện, bàn bạc dân chủ không gượng ép quá sức dân.Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắt trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

Các ý kiến tham gia tại hội thảo đa số đều cơ bản nhất trí về nội dung dự thảo báo cáo, ngoài ra cũng đề xuất những vấn đềd cón bất cập trong quá trình thực hiện Chương trình trên địa bàn huyện nhưu nội dung một số tiêu chí chưa được định lượng, một số tiêu chí chưa thực sự phù hợp như tiêu chí 13, 5,...

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, nhóm chuẩn bị sẽ hgoàn thiện để trình Ban Chỉ đạo Chương trình huyện thông qua làm báo cáo tổng kết 10 năm của huyện Phú Vang

Văn phòng Điều phối  Phú Vang