Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ bảy, 20/04/2024

10214
+ aa -

Mô hình điển hình

Cập nhật lúc : 09:51 04/11/2019
Lộc Điền phát triển mô hình chăn nuôi hộ
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, trên địa bàn xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc đã có nhiều mô hình sản xuất cây trồng, vật nuôi phát huy hiệu quả nâng cao đời sống của người dân. Góp phần làm cho bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới. Điển hình là mô hình nuôi bồ câu Pháp của gia đình chị Nguyễn Thị Vân Anh ở Thôn Bắc Sơn.

Từ 20 cặp bồ câu Pháp đưa vào nuôi thử nghiệm, hiện vợ chồng chị Anh đã đầu tư mở rộng chuồng nuôi hơn 500 cặp bồ câu bố mẹ còn lại là nuôi thương phẩm. Bồ câu Pháp có ưu điểm sinh trưởng và phát triển nhanh so với chim bồ câu địa phương.

 

 Theo chị Anh trong khi nuôi, nước uống cho chim phải sạch, do đó chúng ta phải thay nước hàng ngày. Đồng thời, chuồng nuôi cũng phải sạch sẽ, thoáng mát...Bồ câu nhìn chung rất khỏe, ít thấy biểu hiện bệnh tật, tuy nhiên cần tuân thủ việc tiêm phòng để tránh rủi ro. Để nuôi bồ câu đẻ đúng độ tuổi và liên tục thì khi chim mái ấp nở được 10-12 ngày, ta tiến hành lấy chim con sang ô chuồng bên cạnh để chim trống nuôi, chim mái bay ra chạy nhảy 4-7 ngày lại đẻ tiếp. Còn để tiết kiệm chi phí thức ăn và nhằm tránh cho chim ăn quá no, mỗi ngày chỉ nên cho ăn 2 lần.

Hiện bình quân mỗi tháng trang trại cung cấp ra thị trường khoảng 5.000 con gồm bồ câu giống và bồ câu thịt, trừ mọi khoản chi phí lãi ròng xấp xỉ 15 triệu đồng/tháng. Thực tế, hiệu quả nuôi chim bồ câu cao hơn nhiều so với nuôi các loại gia súc, gia cầm  khác do chi phí đầu tư  không quá cao, không phải tốn nhiều công sức để chăm sóc lại thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đó, diện tích để nuôi chim bồ câu không cần phải lớn. Đây là một hướng đi rất phù hợp với những hộ nông dân nghèo. Thời gian tới, chị Anh tiếp tục mở rộng mô hình này nhằm kịp thời cung cấp đủ lượng chimbồ câu thịt và bồ câu giống ra thị trường.     

VPĐP NTM huyện Phú Lộc