Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

6087
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 12:04 21/12/2018
Tập huấn triển khai đề án hỗ trợ xây dựng nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn
Ngày 20/12 tại xa A Đớt (huyện A Lưới) Văn phòng Điều phối NTM tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn triển khai Quyết định 1385/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 - 2020. Tham gia lớp tập huấn có hơn 80 học viên là Bí thư chi bộ, Trưởng Thôn, cán bộ đoàn hội và các già làng,.. của 16 thôn thuộc 3 xã A Đớt, A Roàng và Đông Sơn.

Tại buổi tập huấn, các học viên được giới thiệu các nội dung gồm: Quyết định 1385/QĐ-TTg ngày 21/10/20168 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020; Kế hoạch triển khai đề án 1385/QĐ-TTg  trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (huyện A Lưới), Giới thiệu dự thảo Bộ tiêu chí thôn bản nông thôn mới và Hướng dẫn đánh giá hiện trạng thôn bản, xây dựng kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018-2020.

Theo đó, sau 8 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn khởi sắc rõ rệt, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện, nhiều mô hình sản xuất mới , đời sống nhân dân nông thôn được cải thiện. Đến tháng 7/2018, cả nước có 3.370 xã (chiếm 37,76% tổng số xã cả nước) đạt chuẩn xã nông thôn mới, có 53 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.Tuy nhiên, hiện nay, cả nước còn 46 tỉnh với tổng số 2.139 xã đặc biệt khó khăn, Cả nước có 363 xã đặc biệt khó khăn đạt dưới 10 tiêu chí NTM. Nhiều thôn, bản khó khăn, hẻo lánh, vùng xa, vùng cao hầu như chưa được hưởng lợi từ Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới

Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các xã có diện tích rất lớn, mật độ dân số thưa, gồm nhiều thôn, bản, ấp; nhiều bản có diện tích lớn hơn diện tích xã ở đồng bằng, địa hình phức tạp, khoảng cách thôn, bản, ấp với trung tâm xã rất xa, có nơi cách đến hàng chục ki-lô-mét nên mức đầu tư rất cao (do chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng, nguồn nguyên vật liệu tại chỗ không huy động được...). Do đó, để các xã có thể phấn đấu đạt tiêu chí NTM phải cần nguồn lực rất lớn, thời gian dài; trong khi khả năng huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực tại chỗ lại rất khó khăn. Theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia, để xây dựng NTM ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo, ước tính khoản tiền đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng 200 tỷ đồng/xã, 100 xã thì số tiền cần tới 20.000 tỷ đồng. Khoản tiền lớn như thế vượt quá khả năng ngân sách các tỉnh lẫn ngân sách Trung ương và cả người dân. "Trong cái khó đã ló cái khôn", tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An là hai địa phương đi đầu khi mạnh dạn triển khai thực hiện xây dựng NTM ở thôn, bản. Từ cách làm hiệu quả này của hai địa phương, Bộ NN&PTNT, Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM đã xây dựng dự thảo Đề án hỗ trợ các thôn, bản, ấp xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Mục tiêu theo dự thảo đề án sẽ hỗ trợ khoảng 3.513 thôn, bản, ấp của 363 xã khó khăn đạt dưới 10 tiêu chí ở khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và biển đảo thuộc 35 tỉnh, trong đó: 564 thôn, bản, ấp thuộc 52 xã dưới 5 tiêu chí. Thực hiện dự án trên, phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất từ 3% đến 4% bình quân hằng năm; đến năm 2020, thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi đề án tăng ít nhất 1,6-1,8 lần so với năm 2015; phấn đấu 50% thôn, bản, ấp được công nhận hoàn thành tiêu chí NTM cấp thôn, bản do UBND cấp tỉnh ban hành. Đồng thời các thôn, bản, ấp đạt được các mục tiêu có mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả gắn với liên kết vùng nguyên liệu hoặc mô hình phát triển làng văn hóa du lịch cộng đồng, mô hình mỗi làng một sản phẩm.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế,  theo Quyết dịnh 1385/QĐ-TTg có 43 thôn thuộc 8 xã của huyện A Lưới nằm trong danh sách thực hiện Chương trình hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018 – 2020; gồm các xã : Hồng Vân,  Hồng Thủy, A Đớt, A Roàng, Đông Sơn, Hống Thái, Hồng Trung và Hương Nguyên  

Riêng dự thảo Bộ tiêu chí thôn bản nông thôn mới đối với các vùng đặc biệt khó khăn, trên cơ sở khung tiêu chí Trung ương hướng dẫn, tham khảo kinh nghiệm của các tỉnh và điều kiện thực tế của tỉnh, Văn phòng Điều phối Chương trình Nông thôn mới tỉnh dự thảo Quyết định của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2019 – 2020 gồm 14 tiêu chí, trong đó chủ trọng các tiêu chí liên quan đến  phát triển sản xuất  nâng cao thu nhập, đời sống và cảnh quan môi trường,...

rong khuôn khổ đợt tập huấn, các học viên  đã được hướng dẫn đi thực tế tại thôn xây dựng thôn kiểu mẫu của xã A Đớt 

Dứoi đây là một số hình ảnh lớp tập huấn

Quảng cảnh lớp tập huấn

 

 

Tham quan thực tế

Học viên tại nhà văn hóa thôn

Tin và ảnh: Phạm Quyền - Văn phòng Điều phối  tỉnh Thừa Thiên Huế