Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ bảy, 20/04/2024

976
+ aa -

Chính sách nông thôn mới

Cập nhật lúc : 16:19 30/06/2020
Giải pháp bảo đảm an ninh lương thực của ngành nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh Covis 19
Ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đây mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế vùng, trên cơ sở tăng tỷ trọng các lĩnh vực có lợi thế so sánh; cùng với việc khắc phục khó khăn, tập trung thúc đẩy sản xuất, chuyển đổi hình thức kinh doanh ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, để thích ứng tốt nhất trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 .

Đây mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp 

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, ngành nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, là “cứu cánh” của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo an sinh xã hội. Các địa phương và ngành nông nghiệp cần khẩn trương đang đánh giá, rà soát và triển khai ngay các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu thiệt hại dịch bệnh COVID-19.

Theo đó Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có chỉ đạo  các địa phương không chủ quan, lơ là. Trong điều kiện hiện nay ngoài tập trung dồn lực khống chế, kiểm soát bệnh dịch COVID-19, nhưng công tác chuyên môn cũng không được lơ là phải theo dõi sát diễn biến dịch hại, cảnh báo kịp thời để đưa ra khuyến nghị cho bà con nông dân những khu vực nào, những trà lúa nào nguy cơ cao, giải pháp phòng trừ phải đúng lúc để đảm bảo sản xuất thắng lợi và đảm bảo an ninh lương thực.

Bệnh dịch COVID-19 gây tổn thương đến các ngành kinh tế, nhưng ngành Nông nghiệp nếu làm tốt sẽ góp phần quan trọng là cung cấp lương thực và thực phẩm, hai thứ không thay thế được trong bất kỳ tình huống nào cũng phải sử dụng. Do đó với 100 triệu dân, chúng ta chủ động được trong bối cảnh này sẽ thành công. Đây là cơ sở để sau khi dịch được khống chế chúng ta có điều kiện để chuẩn bị xuất khẩu phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo đời sống của nông dân.

Thừa Thiên Huế đã có  chỉ đạo thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 2380/CT-BNN-BVTV ngày 3/4/2020 về việc tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại lúa Đông Xuân ở các tỉnh phía Bắc. Tập trung theo dõi các loại sinh vật gây hại chủ yếu trên các cây trồng khác (như sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh khảm lá sắn, châu chấu tre lưng vàng, châu chấu sa mạc…), xử lý ngay khi mới xuất hiện, không để phát triển thành dịch. Thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện và phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Bộ (qua Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời xử lý.

An ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh COVIS 19

Trước diễn biến của đại dịch COVID-19; biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt, , thì việc xem xét, rà soát tính toán lượng lương thực phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho phù hợp với tình hình thực tế là hết sức cần thiết.

Trong khi đó, theo dự báo của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam đạt khoảng 104 triệu người vào năm 2030. Khi dân số tăng lên nhu cầu lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng cả về số lượng và chất lượng (số lượng lương thực tăng thêm khoảng 2 triệu tấn).

Do vậy, Bộ NN&PTNT nhận định việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cần được đặt trong bối cảnh mới có tác động đa chiều tới vấn đề này.

Bên cạnh tác động từ biến đổi khí hậu thì trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập, Việt Nam cũng cần cân nhắc, điều chỉnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu lương thực từ quy mô đến chất lượng; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân... để vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa hài hòa lợi ích giữa các bên.

TS. Trần Hữu Hiệp, chuyên gia kinh tế cho rằng, an ninh lương thực là nhiệm vụ lâu dài của bất kỳ quốc gia nào, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều quan trọng là nhận thức cho đúng về an ninh lương thực. “Lâu nay, chúng ta chỉ mặc nhiên nhìn nhận lúa gạo là an ninh lương thực, điều này không đúng,” ông Hiệp nói. 

Ông Trần Hữu Hiệp cũng cho rằng, cần phải có cơ chế điều hành xuất khẩu gạo linh hoạt, vừa đảm bảo được mục tiêu tuyệt đối an toàn nhưng phải đảm bảo được cuộc sống và tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Theo ước tính của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông thôn, khi thu nhập tăng thì lượng gạo tiêu dùng bình quân giảm. Do vậy, dự báo đến năm 2030, lượng gạo tiêu dùng bình quân đầu người giảm còn 93,3 kg/năm.

Mặc dù đến năm 2030, dự báo dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 9,3 triệu người so với năm 2018 nhưng lượng gạo đáp ứng nhu cầu con người chỉ gần 10 triệu tấn.

Tương tự, mục tiêu xuất khẩu gạo cũng giảm dần khối lượng từ 6 - 7 triệu tấn gạo như hiện nay về hai mức 3,5 triệu tấn gạo hoặc 4,5 triệu tấn gạo theo mục tiêu đặt ra trong “Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030.”

Về sản xuất lương thực, thực phẩm, theo mục tiêu được Bộ NN&PTNT đề ra, đến năm 2030, sử dụng linh hoạt quỹ đất lúa, giữ ổn định khoảng 3,3-3,6 triệu ha đất lúa ở những vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp, giao thông, thủy lợi tốt.

Cùng đó, duy trì sản lượng lương thực có hạt 40-42 triệu tấn; trong đó sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho con người, cho chế biến trong công nghiệp, làm giống, dự trữ và một phần xuất khẩu.

Ngoài lúa gạo đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu lương thực, các mặt hàng khác cũng được chú trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững như: sản lượng rau, đậu các loại đạt từ 20-22 triệu tấn; sản lượng cây ăn quả các loại từ 13-15 triệu tấn; sản lượng thịt hơi các loại 6,6 triệu tấn, sữa tươi từ 2,3-2,5 triệu tấn, trứng gia cầm từ 22-23 tỷ quả; sản lượng thủy sản từ 9-10 triệu tấn; trong đó sản lượng khai thác từ 3-3,3 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng từ 6-6,7 triệu tấn...

Về lâu dài, Bộ NN&PTNT kiến nghị Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh quy định về diện tích đất trồng lúa để phù hợp với Luật Quy hoạch và định hướng thị trường tại các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ: Nghị quyết số 63/NQ-CP về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Nghị quyết 17/2011/QH13 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Nghị quyết 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia.

Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết mới về An ninh lương thực (thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận về “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2030”), theo hướng: tăng đầu tư nguồn lực phát triển ngành nông nghiệp, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Điều chỉnh một số chỉ tiêu về nguồn cung lương thực để phù hợp với định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong tình hình mới. Bỏ mục tiêu tổng sản lượng lúa gạo và chuyển sang các mục tiêu thực chất hơn về an ninh lương thực, cụ thể là năng suất lao động và thu nhập của người nông dân...

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sau giãn cách xã hội hoạt động tiêu thụ cá tra có chuyển biến tốt, 6 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu tôm vẫn dương 3%. Dự báo xuất khẩu sản phẩm thủy sản từ nay đến cuối năm sẽ có dấu hiệu khởi sắc. Những thị trường xung quanh, đối với nhiều sản phẩm vì dịch Covid 19 xảy ra kéo dài và có nguy cơ quay trở lại, sản xuất ở các nước hiện nay cũng bị đình trệ. Đây là một trong những cơ sở để tin tưởng rằng thời gian tới chúng ta sản xuất tốt ở trong nước.

“Lĩnh vực thủy sản cần chủ động nguồn nguyên liệu, các sản phẩm để đáp ứng cho các thị trường và sau khi có các tín hiệu và hoạt động giao thương kết nối trở lại. Lúc đó, chúng ta sẽ đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản đã được chuẩn bị sẵn sàng vào các thị trường để tiêu thụ. Nếu làm tốt kim ngạch xuất khẩu thủy sản có thể đạt mục tiêu hơn 9 tỉ USD trong năm nay” - ông Luân nói.

Đối với lĩnh vực trồng trọt, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin, đến thời điểm này cả nước đã thu hoạch được khoảng 22,5 triệu tấn lúa. Các trà lúa hè thu cũng đang phát triển rất tốt, dự kiến bình quân năng suất đạt 60 tạ/ha. Cây ăn quả tiếp tục được người dân chăm sóc tốt, do đó năng suất đảm bảo kế hoạch đề ra.

Khu vực trồng trọt phải hoàn thành sản xuất lương thực và thực phẩm, qua đó đảm bảo khoảng 43,5 triệu tấn lúa gạo, đủ lương thực cho 100 triệu người dân Việt Nam và xuất khẩu từ 6,5 đến 6,7 triệu tấn.

Công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, thủy sản, đẩy mạnh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học để khuyến khích tăng đàn, tái đàn lợn. Tổ chức tốt công tác dự báo tình hình khí hậu, điều tiết nguồn nước kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, nhất là triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

 

 CTV