Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ năm, 18/04/2024

93
+ aa -

Chính sách nông thôn mới

Cập nhật lúc : 11:40 05/10/2022
Kết quả bước đầu về xây dựng "Xã thông mình trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Mô hình " xã thông minh" là một trong những vấn đề mới trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian quan với quan tâm chỉ đạo của Tỉnh và sự nổ lực của các cấp, mô hình xã thông minh đã được thử nghiệm ở một số địa phương bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ

Thí điểm mô hình “Xã Thông minh"

Để thực hiện chuyển đổi số cho khu vực nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm có chủ trương thí điểm triển khai xây dựng mô hình “xã thông minh”. Mô hình được thực hiện thí điểm tại xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc và xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

Hiện mô hình thí điểm đang ở những bước đầu tiên nhưng đã thể hiện được nhiều điểm ưu việt. Đó là: Hỗ trợ được việc điều hành chính quyền cấp xã thông qua phòng giám sát điều hành xã thông minh, giúp cho chính quyền cấp xã bao quát được các vấn đề về an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, dự báo về môi trường, chia sẻ dữ liệu quan trắc, giám sát các dữ liệu phục vụ cho nuôi trồng, sản xuất tại địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành một cách khoa học và chặt chẽ…

việc xây dựng mô hình “xã thông minh” trong xây dựng NTM sẽ góp phần ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số kết hợp công nghệ sinh học, công nghệ giáo dục… trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số cho cộng đồng. Từ đó, tạo giải pháp nền móng, thiết thực giúp từng bước chuyển đổi, nâng cao nhận thức, kiến tạo thể chế cho cấp xã trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số, hướng tới hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số.

Mô hình này hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã thông minh hơn. Qua đó đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet.

Khó khăn vướng mắc

Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phải phù hợp với cách thức, đời sống văn hóa cộng đồng cùng với sự phát triển các dịch vụ KTXH ở cộng đồng nông thôn.

Việc áp dụng cùng lúc nhiều nền tảng số trên các lĩnh vực Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số có thể dẫn đến việc “quá tải” cho bộ phận chính quyền cấp xã và chưa phù hợp với nếp sống nông thôn và điều kiện canh tác, sản xuất của người dân.

Sự quan tâm chỉ đạo công cuộc chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực chuyên môn còn chậm, thiếu sự chủ động phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong triển khai.

Việc ứng dụng, chuyển đổi số cho cộng đồng nông thôn cần phải phù hợp với cách thức, đời sống văn hóa cộng đồng tránh hiện tượng áp dụng một cách “cưỡng bức” về công nghệ và các ứng dụng”; Ứng dụng công nghệ làm “biến chất” sinh hoạt có tính cộng đồng ở nông thôn.

Trung ương cần sớm có cơ chế, chính sách hướng dẫn cụ thể cũng như bố trí nguồn lực để các địa phương sớm triển khai thực hiện./.

Văn phòng Điều phối NTM