Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

1490
+ aa -

Điều hành tác nghiệp

Cập nhật lúc : 15:27 07/09/2018
Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh xây dựng dự thảo Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018 – 2020. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh xin giới thiệu nội dung dự thảo và rất mong các cơ quan đơn vị hữu quan, các địa phương quan tâm góp ý hoàn thiện

Theo đó, để tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giữ vững và nâng cao chất lượng đối các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nông thôn bền vững, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020

Quan điêm chỉ đạo:

a) Xây dựng nông thôn mới là một quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Vì vậy các xã sau khi đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cần tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và hoàn thiện sớm trở thành xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

b) Đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cần tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng các tiêu chí đã đạt, chỉ đạo thực hiện để đáp ứng mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ),

b) Các xã sau khi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, các địa phương khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020 theo Bộ tiêu chí Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2018-2020 ban hành theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. 

c) Trong giai đoạn 2018-2020, chọn 10 xã tiêu biểu tại 8 huyện, thị xã để triển khai xây dựng thí điểm xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu làm cơ sở phát triển, nhân rộng cho giai đoạn sau năm 2020 (Theo phụ lục đính kèm).

Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu sớm thành xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu có kinh tế phát triển; hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp; môi trường sinh thái trong lành; bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và phát huy; an ninh trật tự đảm bảo; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ.

a) Mục tiêu cụ thể:

+ Phấn đấu đến 2020, mỗi huyện, thị xã có ít nhất 01 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới khác đạt tối thiểu 10/17 tiêu chí của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao (58%), trong đó có 01 trong 02 tiêu chí: Thu nhập và Hộ nghèo.

+ Phấn đấu đến 2020, toàn tỉnh có ít nhất 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Một số nội dung trọng tâm của kế hoạch xây dựng xã đạt chuẩn 

a) Hạ tầng kinh tế - xã hội:

- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Thực hiện quản lý, sử dụng, duy tu, bảo trì, nâng cấp đảm bảo hiệu quả sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được đầu tư. Không để công trình bị xuống cấp, hư hỏng mà không được sửa chữa duy tu kịp thời.

b) Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân:

- Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất hàng hóa chủ lực của xã gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn;

- Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của xã đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và gắn với định hướng phát triển dịch vụ, du lịch... của địa phương và thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng, phát triển hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả;

- Thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đối với cây trồng chủ lực; có mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến sản phẩm an toàn, sạch, hoặc mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ;

- Giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn thông qua các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và tổ chức lại sản xuất;

- Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả để nâng cao thu nhập cho người dân ở mức vượt trội, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, tiến đến xóa hộ nghèo trên địa bàn.

c) Giáo dục - Y tế -  Văn hóa:

- Tiếp tục nâng cao trình độ dân trí của người dân, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo các cấp; nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo;

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân được bảo đảm; thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và bệnh gây dịch; không để có tình trạng ngộ độc thực phẩm đông người. Nâng cao chất lượng hoạt động của trạm y tế xã, tăng cường công tác quản lý theo dõi quản lý, theo dõi sức khỏe cho dân số thường trú. Thực hiện hầu hết người dân trên địa bàn tham gia BHYT;

- Chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được bảo đảm, thu hút nhiều người dân tham gia; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp văn hóa truyền thống địa phương; xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, dân chủ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo từ thiện. Xây dựng mô hình hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng thu hút người dân tham gia.

d) Cảnh quan - Môi trường:

- Xây dựng cảnh quan, không gian nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, giữ gìn được bản sắc văn hóa tốt đẹp của địa phương trên địa bàn toàn xã;

- Bảo đảm cho toàn bộ người dân dân trên địa bàn xã được sử sụng nước sạch;

- Thực hiện thu gom triệt để và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã. Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường thu hút cộng đồng tham gia, hoạt động thường xuyên, hiệu quả;

- Thực hiện tốt các quy định về  bảo vệ sinh môi trường trong sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi trên địa bàn xã;

- Thực hiện hiệu quả các giải pháp, phương án cụ thể về bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

đ) An ninh trật tự - Hành chính công:

- An ninh trật tự được bảo đảm; nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; có các mô hình tự quản, liên kết bảo vệ an ninh trật tự hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Bảo đảm không để có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm;

- Cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính; giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo đúng quy định. Xây dựng mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả;

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở. Các thôn, bản, ấp xây dựng và thực hiện hiệu quả hương ước, quy ước cộng đồng. Cán bộ, công chức xã chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và nâng cao đạo đức công vụ trong thực hiện nhiệm vụ.

Tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Thực hiện theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao ban hành theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020.

Tiêu chí, chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Xã nông thôn mới kiểu mẫu là xã đã đạt các tiêu chí trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn NTM nâng cao và đạt thêm 4 nhóm tiêu chí quy định tại Quyết định số 691/QĐ-TTg  ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020.

 Kinh phí thực hiện

- Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch bao gồm: Ngân sách (trung ương, tỉnh) hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn tín dụng, lồng ghép từ các Chương trình dự án khác, huy động từ các tổ chức xã hội, nhân dân và các nguồn hợp pháp khác

- Các huyện, thị xã huy động nguồn lực địa phương, thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn; huy động nguồn lực đóng góp từ cộng đồng dân cư,.. để thực hiện các nôi dung, tiêu chí của xã nông thôn mới nâng cao và xã nông thôn mới kiểu mẫu.

 Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể và các địa phương có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này; hằng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập kế hoạch, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ trực triển khai thực hiện kế hoạch này.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá thực hiện các tiêu chí, nội dung liên quan theo kế hoạch này.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tham mưu bố trí các nguồn kinh phí bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch này.

Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với các sở, ban ngành liên quan tăng cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch; lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM, trong đó chú trọng bổ sung các nội dung mới phù hợp với kế hoạch này.

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chung của tỉnh

Văn phòng Điều phối  nông thôn mới tỉnh