Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

986
+ aa -

Điều hành tác nghiệp

Cập nhật lúc : 11:24 01/06/2020
Góp ý định hướng mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Văn phòng Điều phối Tring ương dự thảo lần 2 về định hướng mục tiêu và Bộ tiêu chí Chươ Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là tỉnh được xếp trong khu vực Bắc Trung Bộ, sau 10 năm thực hiện Chương trình, bộ mặt nông thôn của Tỉnh đã có nhiều khởi sắc, hệ thống hạ tầng nông thôn được tiếp tục đầu tư đồng bộ; kinh tế nông thôn có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần người dân được cải thiện, hộ nghèo giảm, nhiều nét đẹp văn hóa được giữ gìn và phát huy, tình làng nghĩa xóm được vun đắp, thắt chặt, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, nhận thức của cán bộ, đảng viên về mục đích, ý nghĩa của Chương trình ngày càng được nâng lên, vai trò chủ thể của người dân được phát huy, theo phương châm thực hiện của Chương trình là "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng".

Đến nay, Thừa Thiên Huế  đã 58/97 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 59,8%, trong đó đã có 47 xã được công nhân đạt chuẩn. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 16,75 tiêu chí/xã. Thị xã Hương Thủy đã có 100% xã đạt chuẩn, hồ sơ đang được TW thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.  Toàn tỉnh phấn đấu cuối năm 2020 hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu giai đoạn 2016-2020, trong đó có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 2-3 xã nông thôn mới kiểu mẫu, mỗi huyện có ít nhất 01 xã nông thôn mới nâng cao…

Về góp ý định hướng, mục tiêu nhiệm vụ Chương trình giai đoạn 2021-2025, dưới đây là một số ý kiến tham gia để TW xem xét, bổ sung:

1)      Đối với chỉ tiêu xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, dự kiến chung cho cả nước là 80% riêng các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ là 87%. Thực tế hiện nay, mỗi tỉnh đã có kết quả (% số xã, huyện đạt chuẩn) khác nhau, nên việc đánh giá sự phù hợp hay không cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên tình hình chung giai đoạn 2021-2025, các xã còn lại phần lớn là các xã điều kiện khó khăn, nhất là các tiêu chí Thu nhập, Hộ nghèo, Tổ chức sản xuất, Nhà ở,... nên việc tăng số xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều khó khăn hơn giai đoạn 2016-2020. Mặt khác, qua đánh giá tổng kết 10 năm, việc đạt chuẩn nông thôn mới vẫn còn chưa thật sự bền vững, nhiều xã, nhiều tiêu chí mới đạt ở mức tối thiểu, trong khi đó yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới càng ngày càng cao, nhất là các tiêu chí liên quan đến sản xuất và đời sồng người dân như Thu nhập,  Tỷ lệ hộ nghèo, Nhà ở, Tổ chức sản xuất, Môi trường,... Do vậy để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, bền vững, giai đoạn 2021-2025, bên cạnh phấn đấu chỉ tiêu tăng thêm số xã đạt chuẩn, Chương trình cần tập trung chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới để bảo đảm các xã đã đạt chuẩn không bị “xuống hạng”; đồng thời phấn đấu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, v.v....

2)      Theo dự kiến, Chương trình sẽ có Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, vậy số xã đã đạt chuẩn 2 giai đoạn trước (2011-2015 và 2016-2020) có được tiếp tục xem là vẫn đạt chuẩn nông thôn mới hay không? Trường hợp vẫn giữ nguyên thì ít xáo trộn, tuy nhiên mức độ tiêu chí nông thôn mới của nhiều xã đã đạt chuẩn hiện đã lạc hậu, nhất là đối với nhóm xã đạt chuẩn giai đoạn 2011-2015. Đề nghị TW nghiên cứu, hướng dẫn thống nhất trong xây dựng kế hoạch Chương trình giai đoạn 2021-2025

3)      Về chỉ tiêu không còn xã dưới 15 tiêu chí đến 2025. Thực tế thực hiện Chương trình cho thấy, trong 19 tiêu chí, các tiêu chí khó đạt chuẩn nhất có thể kể đến gồm 04 tiêu chí: Tỷ lệ hộ nghèo (11), Thu nhập (10), Tổ chức sản xuất (13), Môi trường và ATTP (17),.. và đây cũng chính là tiêu chí phản ánh chất lượng, thực chất của nông thôn mới và cũng là các tiêu chí phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Nếu một xã phấn đấu đạt 15/19 tiêu chí nhưng rơi vào 4 tiêu chí này chưa đạt thì kết quả này có ý nghĩa không? Vì vậy, nên chăng cần đưa nhóm  tiêu chí này vào chỉ tiêu phấn đấu để bảo đảm thực chất trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (ví dụ: Không còn xã dưới 15 (hoặc 12) tiêu chí trong đó có ít nhất 2/4 (hoặc 3/4) tiêu chí nói trên.

4)      Đề nghị Trung ương sớm ban hành chính sách tiếp tục hỗ trợ cho các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới để duy trì và nâng cao chất lương các tiêu chí đã đạt, trước hết đối với các xã ĐBKK, xã bãi ngang ven biển đã phấn đấu đạt chuẩn thời gian qua; có chính sách và ưu tiên nguồn lực để hỗ trợ, khuyến khích xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới  kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao kiểu mẫu ...

5)      Đề nghị Trung ương phân cấp mạnh hơn nữa cho địa phương trong thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu điều chỉnh một số tiêu chí nông thôn mới để bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, từng miền; nghiên cứu linh hoạt trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng các thiết chế ở nông thôn như: Chợ liên xã, nghĩa trang liên xã, nhà văn hóa, khu thể thao liên xã, liên thôn,... để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư, phát huy hiệu quả các thiết chế nông thôn mới trên địa bàn.

VPĐP NTM TTH (TH)