Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 29/03/2024

434
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 10:57 29/12/2021
Lai Châu đứng tốp đầu cả nước về tốc độ phát triển nông nghiệp
Mắc ca là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh Lai Châu.
Hiện tốc độ phát triển nông nghiệp Lai Châu đứng tốp đầu của đất nước, vào khoảng 5%. Trong đó, tỉnh có những mặt hàng chủ lực như chè, quế, và đặc biệt là mắc ca. Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển thêm chăn nuôi đại gia súc, và phát triển kinh tế dưới tán rừng như sâm Lai Châu, hoa địa lan. Lai Châu là địa phương có thế mạnh về tỷ lệ che phủ rừng, khoảng hơn 51%, cao hơn mức trung bình chung cả nước (42%).

Đó là đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị tổng kết năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 theo hình thức trực tuyến với các điểm cầu toàn quốc sáng 29/12 tại Hà Nội

Năm 2021 với phương châm thích ứng linh hoạt, tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng; vượt qua thách thức, khó khăn, khai thông thị trường xuất nhập khẩu; môi trường đầu tư được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia của nông sản hàng hóa có nhiều tiến bộ; nỗ lực vươn lên và đạt kết quả khả quan, hầu hết các chỉ tiêu đạt hoặc vượt kế hoạch.

Giá trị gia tăng toàn ngành năm 2021 ước tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%; kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 48,6 tỷ USD. Số lượng sản phẩm đạt chuẩn theo bộ tiêu chí thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP có trên 5.496 sản phẩm, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2020...

Năm 2022, ngành đề ra một số chỉ tiêu cơ bản như: Tốc độ tăng trưởng gia tăng toàn ngành tăng 2,8 - 2,9%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,9 - 3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 49 tỷ USD; tỷ lệ số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới trên 73%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh 92,5%; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng.

Tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, các tỉnh, thành phố tham gia ý kiến thảo luận về những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; đề xuất, kiến nghị Chính phủ về một số cơ chế, chính sách mang tính đột phá để thực hiện hiệu quả hơn lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2022.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng cho biết: Trong năm 2021, tỉnh Lai Châu đã ban hành nhiều đề án về sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển những mặt hàng nông, lâm, thủy sản đặc thù, đặc hữu, dựa trên nguồn lực của tỉnh. Tỉnh đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Hội nghị Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc tại tỉnh Lai Châu vào đầu tháng 12/2021. 

Hiện tốc độ phát triển nông nghiệp Lai Châu đứng tốp đầu của đất nước, vào khoảng 5%. Trong đó, tỉnh có những mặt hàng chủ lực như chè, quế, và đặc biệt là mắc ca. Hiện nay tỉnh đang tiếp tục hỗ trợ và thu hút đầu tư vào phát triển một số sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương như: Hoa địa lan, nuôi ong dưới tán rừng, Sâm Lai Châu, Thất diệp nhất chi hoa, đương quy, đỗ trọng... Lai Châu là địa phương có thế mạnh về rừng, toàn tỉnh hiện có 479.538 ha rừng, độ che phủ đạt 51% cao hơn mức trung bình chung cả nước (42%).

Để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuẩn hóa gắn với chế biến sâu nông, lâm, thủy sản, tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đề xuất, kiến nghị một số nội dung: Thủ tướng ban hành Đề án phát triển cây mắc ca, bởi đây là cây lâm nghiệp đa mục đích, rất phù hợp với thổ nhưỡng Lai Châu; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển rừng, đặc biệt là kinh tế dưới tán rừng; hỗ trợ tỉnh phát triển các trung tâm giống, các công nghệ, kỹ thuật, quy trình canh tác.

Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu, ông Trần Tiến Dũng cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều đề án về sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển những mặt hàng nông, lâm, thủy sản đăc thù, đặc hữu, dựa trên nguồn lực của tỉnh. Vừa qua, cùng sự phối hợp với Bộ NN-PTNT, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư.

Hiện tốc độ phát triển nông nghiệp Lai Châu đứng tốp đầu của đất nước, vào khoảng 5%. Trong đó, tỉnh có những mặt hàng chủ lực như chè, quế, và đặc biệt là mắc ca. Thời gian tới, tỉnh sẽ phát triển thêm chăn nuôi đại gia súc, và phát triển kinh tế dưới tán rừng như sâm Lai Châu, hoa địa lan. Lai Châu là địa phương có thế mạnh về tỷ lệ che phủ rừng, khoảng hơn 51%, cao hơn mức trung bình chung cả nước (42%).

Để thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuẩn hóa gắn với chế biến sâu nông, lâm, thủy sản, tháo gỡ ùn tắc tại cửa khẩu, tỉnh Lai Châu kiến nghị một số nội dung:

Một, là kiến nghị Thủ tướng ban hành Đề án phát triển cây mắc ca, bởi đây là cây lâm nghiệp đa mục đích, rất phù hợp với thổ nhưỡng Lai Châu.

Hai, là kiến nghị Bộ NN-PTNT ban hành các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới.

Ba, là kiến nghị xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển rừng, đặc biệt là kinh tế dưới tán rừng.

Bốn, là kiến nghị hỗ trợ tỉnh phát triển các trung tâm giống, các công nghệ, kỹ thuật, quy trình canh tác. "Với riêng Lai Châu, là sản phẩm sâm Lai Châu thuộc nhóm IIA, đảm bảo đủ chất lượng sản xuất trên quy mô lớn", ông Trần Tiến Dũng thông tin tại hội nghị.

VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI NTM (TH)