Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 19/04/2024

65
+ aa -

Kinh nghiệm NTM ở các tỉnh

Cập nhật lúc : 17:56 02/08/2022
Kinh nghiệm về huy dộng nguồn lực xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Nội
"Kết quả xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đạt được đến nay, bên cạnh sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, còn phải nhắc đến hiệu quả từ chủ trương đúng đắn, kịp thời của Thành ủy Hà Nội trong việc huy động nguồn lực các quận hỗ trợ các địa bàn khó khăn.Đây là bài học quý và là kinh nghiệm hay để các tỉnh, TP trên cả nước tham khảo, vận dụng trong quá trình huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”. - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (T.Ư) Trần Nhật Lam chia sẻ.

"Kết quả xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đạt được đến nay, bên cạnh sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, còn phải nhắc đến hiệu quả từ chủ trương đúng đắn, kịp thời của Thành ủy Hà Nội trong việc huy động nguồn lực các quận hỗ trợ các địa bàn khó khăn.Đây là bài học quý và là kinh nghiệm hay để các tỉnh, TP trên cả nước tham khảo, vận dụng trong quá trình huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”. - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (T.Ư) Trần Nhật Lam chia sẻ.

Sau khi Quốc hội khóa XII ban hành Nghị quyết số 15/2008/QH12 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội có tổng số xã và đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới lớn nhất của cả nước. Sau sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và một số xã miền núi Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình), Hà Nội cũng có địa bàn dân cư nằm ở nhiều vùng địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến miền núi, trung du đến vùng đồi gò, bán sơn địa. Chênh lệch về xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của các huyện, xã rất khác nhau.

Bên cạnh đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã là một trong những địa phương phải tự chủ về nguồn lực. Điều này đồng nghĩa trong hơn 10 năm qua, T.Ư không có hỗ trợ kinh phí để TP thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới hoàn toàn phụ thuộc vào nội lực của Hà Nội. Đây là hai đặc điểm rất khác của Hà Nội so với các tỉnh, TP khác trên cả nước.

Thực tế một số tỉnh, TP trước đây đã vận dụng phương thức hỗ trợ ngân sách này, tuy nhiên, cách làm thì có khác nhau. Ví dụ ở nhiều tỉnh, TP thì chính quyền giao cho huyện tự điều tiết lại ngân sách. Đơn cử như tại một số địa phương ven đô, kinh phí đấu giá đất sẽ được chính quyền cấp huyện cân đối để hỗ trợ cho các thôn, xã khó khăn hơn về nguồn lực. Qua theo dõi việc huy động nguồn lực tại các tỉnh, TP, chúng tôi nhận thấy tại một số địa phương cũng triển khai thực hiện việc “điều tiết ngân sách nội vùng”.

Có thể hiểu là nếu huyện này có vượt thu thì tỉnh có thể giao lại cho địa phương phục vụ tái đầu tư, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Việc này đã được các tỉnh, TP như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương… thực hiện trong nhiều năm.

Mặc dù vậy, chủ trương huy động nguồn lực từ các quận để hỗ trợ các huyện khó khăn xây dựng nông thôn mới như cách làm của Hà Nội thì gần như chưa có địa phương nào thực hiện. Phương pháp hỗ trợ không hẳn là mới, nhưng cách thức “đỡ đầu” về nguồn lực thì lại rất mới. Đây là phương thức vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của Hà Nội trong bối cảnh không được T.Ư hỗ trợ ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hà Nội thực hiện được thì đương nhiên các địa phương khác cũng có thể thực hiện được. Nhưng vấn đề là các địa phương muốn tiến hành hỗ trợ cho vùng khó khăn thì phải có nguồn thu lớn. Trên cơ sở đó, còn cần tính đến bài toán cân đối ngân sách để bảo đảm các mục tiêu phát triển của bản thân mỗi địa phương.  Tôi cho rằng các tỉnh, TP có thể vận dụng được mô hình mà Hà Nội đang thực hiện. Tuy nhiên, con số hỗ trợ lớn hay nhỏ thì còn tùy thuộc vào nguồn lực tài chính - ngân sách của từng địa phương.
Đối với nhiệm vụ điều tiết nguồn lực, HĐND cấp tỉnh sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Nếu tiến hành hỗ trợ dàn trải thì có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực. Do đó, trong điều tiết ngân sách hỗ trợ các địa phương vùng khó khăn, phải chia ra theo mức độ phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới để bố trí kinh phí hỗ trợ phù hợp, đúng trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các quận, và đặc biệt là không để địa phương nào “bị bỏ lại phía sau”.

Quốc hội khóa XIV đã có Nghị quyết số 115/2020/QH14 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP Hà Nội, trong đó, HĐND TP Hà Nội được quyền quyết định cho phép các quận sử dụng ngân sách cấp quận để hỗ trợ các huyện khó khăn trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. Điều này cho thấy Quốc hội đã có nhìn nhận tích cực và ủng hộ cách làm của Hà Nội.

Dù vậy, để nhân rộng phương thức “đỡ đầu” về nguồn lực, trên cơ sở kết quả thực hiện thời gian qua, nhất là sau khi được Quốc hội cho phép thí điểm tại Nghị quyết số 115/2020/QH14, Hà Nội cần tổ chức đánh giá lại toàn bộ quá trình thực hiện để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế; từ đó đúc rút ra được những bài học kinh nghiệm để các địa phương khác trên cả nước có thể học tập.

So với giai đoạn 2016 - 2020, nguồn lực T.Ư hỗ trợ các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 sẽ giảm hơn một nửa, từ 63.000 tỷ đồng xuống còn khoảng 30.000 tỷ đồng. Điều này đòi hỏi các địa phương cần vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách; đồng thời có phương thức huy động nguồn lực sáng tạo từ Nhà nước và xã hội hóa, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chương trình…" - Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới T.Ư Trần Nhật Lam

Văn phòng điều phối NTM tỉnh (TH)