Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 19/04/2024

940
+ aa -

Mô hình điển hình

Cập nhật lúc : 11:29 13/11/2020
Nông dân Phú Lương tăng thu nhập nhờ trồng nấm
Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi thu hoạch, nhiều nông dân đã đã sử dụng rơm rạ phát triển nghề trồng nấm giò gà, nhờ vậy đã góp phần tăng thu nhập. Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lương, huyện Phú Vang là một trong những điển hình đi đầu trong nghề trồng năm đầy triển vọng này

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm nấm thương phẩm, tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho xã viên HTX, qua khai thác tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng biết được mô hình sản xuất nấm sò đùi gà với nhiều ưu điểm về phẩm chất và năng suất - một sản phẩm nấm đang còn mới với thị trường tiêu dùng, Ban quản trị HTX NN Phú Lương 1, xã Phú Lương, huyện Phú Vang đã mạnh dạn cử cán bộ kỹ thuật ra Hà Nội tìm đến Viện di truyền nông nghiệp Hà Nội - cơ sở sản xuất nấm sò đùi gà đăng ký tham gia học tập quy trình sản xuất nấm. Sau đó lấy meo giống nấm về bước đầu đưa vào sản xuất thử nghiệm với số lượng 300 bịt. Qua ba tháng nuôi trồng, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật theo yêu cầu, kết quả thu hoạch bước đầu cứ bình quân 2 bịt cho thu khoảng 5 gram trọng lượng nấm thành phẩm, đem lại năng suất không dưới 70kg/300 bịt nấm trồng. Và cứ mỗi bịt cho thu hoạch 3 đến 4 lần trong năm. Hiệu quả năng suất khả quan buổi đầu  này không thể không đề cập đến các phương pháp quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm sò đùi gà, và yếu tố khí hậu môi trường - một trong những điều kiện để hình thành nên mô hình sản xuất bền vững, tăng cao lợi nhuận. Cơ sở khoa học, nấm Sò đùi gà là loại nấm ăn dược liệu chất lượng cao.

Dẫu các công đoạn trồng nấm sò đùi gà tương tự trồng nấm linh chi, nhưng khâu cấy giống, nuôi sợi và đặc biệt là chế độ chăm sóc đến khi thu hoạch đều có những tiêu chí thông số kỹ thuật nghiêm ngặt theo đặc trưng tính chất sinh tưởng riêng có của nấm. Chẳng hạn, khi cấy giống nuôi sợi được 20 đến 30 ngày, trong nhiệt độ 25 đến 28 độ C, với độ ẩm không khí khoảng 70%, thấy sợi tơ đã trắng túi cần tăng độ thoáng và ánh sáng nhằm thay đổi môi trường để kích thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị hình thành quả thể. Về chăm sóc, sau khi tơ nấm ăn kín túi, tháo bỏ nùi bông trên trên cổ túi, mục đích là giúp nấm ra trên cổ và tạo được kích thước cũng như hình dạng của tai nấm đồng đều hơn. Khi nấm ra, ở giai đoạn này rất dễ ảnh hưởng do các điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, nhà trồng phải đáp ứng các điều kiện giữ độ ẩm tốt cho nấm ở 85 đến 95%, nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C, thoáng khí, kính gió và sạch sẽ.  Sau khi tháo bông 7 ngày đầu không tưới, nhưng 7 ngày sau ( kể từ lúc tháo bông ) thì nấm xuất hiện quả thể trên cổ túi , khi đó nấm rất cần được tưới nước.Do đó, phải vừa tưới phun sương trước miệng cổ túi phôi, vừa tạo ẩm môi trường xung quanh ( hai ba lần trong ngày ). Nấm từ lúc ra đỉnh ghim đến lúc thu hoạch là 4 ngày. Khi thu hoạch chỉ lấy phần cuống nấm, kéo nhẹ và lấy hết phần nấm. Thu hoạch xong đợt một, phải quan sát và thu hết những chân nấm còn sót lại bên trong cổ túi phôi. Sau đó tiếp tục chăm sóc như lúc ban đầu và cứ như vậy lặp lại từ 3 đến 4 lần.

Mô hình sản xuất nấm sò đùi gà phát triển, không những giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho xã viên HTX NN Phú Lương 1, mà còn góp phần tích cực vào phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương.

CTV