In trang

Phú Vang triển khai chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
Cập nhật lúc : 14:41 11/07/2017

Huyện Phú Vang vừa tổ chức Hội nghị tập huấn triển khai chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cho lãnh đạo các ban, phòng, ngành huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cán bộ nông nghiệp môi trường, văn phòng thống kê, lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, các hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu của 20 xã, thị trấn trong toàn huyện.

Tại Hội nghị, các chuyên gia của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới tỉnh và Chi cục Phát triển nông thôn đã giớii thiệu những nội dung cơ bản về đề án Chương trình Mỗi làng một sản phẩm theo Quyết định 2277 / QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chia sẻ kinh nghiệm từ phong trào làm kinh tế kiểu Mỗi làng xã mỗi sản phẩm các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... cũng như kinh nghiệm triển khai mô hình này ở tỉnh Quảng Ninh

Theo đó chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã triển khai thành công trên hơn 40 nước theo 3 nguyên tắc: Từ địa phương hướng ra toàn cầu - Tự tin sáng tạo – phát triển nguồn nhân lực, theo 6 bước chính: Tuyên truyền, hướng dẫn; nhận ý tưởng sản phẩm; nhận kế hoạch kinh doanh; triển khai kế hoạch kinh doanh; thi sản phẩm cấp huyện, tỉnh, quốc gia; xúc tiến thương mại.

Trong quá trình tập huấn, các đại biểu đã được hướng dẫn, thảo luận, trao đổi kê khai hiện trạng sản phẩm; trình độ công nghệ, vốn, lao động, các chủ thể tham gia sản phẩm; các yếu tổ ảnh hưởng đến sản phẩm; chính sách, giải pháp chủ yếu cho phát triển OCOP; những thuận lợi, khó khăn của việc triển khai chương trình.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Hồ Viêt Nhuận, Phó, Chủ tịch UBND huyện,nhấn mạnh  triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt quá trình thực hiện Chương trình  Xây dựng Nông thôn mớ”, với mục tiêu nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho dân cư nông thôn và giảm nghèo bền vững, thông qua việc phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng, đặc sản, truyền thống, lợi thế của từng vùng, gắn với phát triển du lịch của địa phương, theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, góp phần tái cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ môi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn.;

Trước mắt các ban, phòng, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh tuyên truyền, tổ chức khảo sát, đánh giá, đăng ký các sản phẩm truyền thống, có lợi thế của huyện Phú Vang có khả năng tham gia chương trình OCOP của tỉnh, Quốc gia như: nước mắm (Phú Thuận); Nước ớt (xã Vinh Xuân); Nấm rơm (xã Phú Mỹ), đồ mộc mỹ nghệ - lồng chim (xã Phú Dương); rượu Làng Chuốn (Phú An) ,;. Tiến tới nghiên cứu thành lập Ban điều hành chương trình huyện, xã, thị trấn để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Một số hình ảnh của Hội nghị

 

Văn phòng Điều phối Nông thôn mới