In trang
Diện mạo mới ở xã đạt chuẩn đầu tiên năm 2014 - xã Hương Giang, huyện Nam Đông

Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Thừa Thiên Huế: Cơ hội và thách thức
Cập nhật lúc : 11:20 15/12/2014

Sau gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành tựu đáng kể bước đầu, tuy nhiên với so mục tiêu đặt ra, phía trước vẫn còn nhiều khó khăn thách thách thức

Thành tựu


Vùng nông thôn Thừa Thiên Huế vốn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn về nhiều mặt, là một trong những tỉnh bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với xuất phát thấp. Năm 2010 toàn tỉnh bình quân chỉ từ 8.5 tiêu chí/xã; trong đó có 7 xã 4-5 tiêu chí,  xã có số tiêu chí cao nhất  là Hương Giang (Nam Đông) và Phú Thượng (Phú Vang) cũng mới 14 tiêu chí.


Sau gần 4 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương và Tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp và nổ lực của người dân, Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt một số kết quả tích cực: Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng nông thôn mới đã có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét; đã huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành được bộ máy tổ chức từ tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn, bản; Đời sống của đồng bào nông thôn từng bước được nâng cao cải thiện một phần nhờ vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người  khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng từ 12, 6 triệu đồng/năm (2010) lên xấp xỉ 17 triệu đồng/năm.Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của Tỉnh giảm từ 14,9% năm 2010 còn 8 % năm. Bình quân giảm gần 2% /năm; Hạ tầng nông thôn đã được đầu tư khá cơ bản, diện mạo có bước khởi sắc; tổng nguồn lực huy động  trong 4 năm cho Chương trình đạt hơn 1.800 tỷ đồng, trong đó có nguồn lực đáng kể từ người dân;nhiều địa phương hoàn thành Bộ tiêu chí nông thôn mới, số tiêu chí nông thôn mới đạt tăng đáng kể hàng năm. Tính đến cuối năm 2014, số tiêu chí bình quân ước đạt 14,2 tiêu chí/xã, cao hơn 4,2 tiêu chí  so với bình quân cả nước. Đã có 6 xã của 4 huyện hoàn thành 19/19 tiêu chí. Đặc biệt toàn tỉnh không còn xã nào dưới 9 tiêu chí.

Xã Hương Hoà  (Nam Đông) và xã Nhâm (A Lưới) nhận bằng khen của Thủ tướng  
tại Lễ Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình NTM (5/2014) - Ảnh PQ


Thách thức

 

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là một Chương trình phát triển kinh tế xã hội có tính tổng hợp. có quy mô rộng lớn, lại mới bắt đầu triển khaitrong thời gian ngăn nên không khỏi có nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện: 

Công tác tuyên truyền vận động người dân- chủ thể của Chương trình nông thôn mới - tham gia còn hạn chế, do vậy, nhận thức về thực hiện Chương trình chưa thực sự đúng đắn, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước ở một số bộ phận dân cư, kể cả ở một số cán bộ các cấp; Một số tổ chức, đoàn thể chưa thực sự tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; Về triển khai các nội dung chương trình ở nhiều địa phương vẫn còn bất cập: Chất lượng quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã chưa cao, coi trọng về  đầu tư hạ tầng; mục tiêu đề ra không có nguồn lực đảm bảo và lộ trình thực hiện không phù hợp; chưa đề ra được các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, nhất là đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập,  xóa đói giảm nghèo;Huy động nguồn vốn từ các thành phần khác còn hạn chế,  Huy động nguồn vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn do mức sống của người dân thấp, nhất là những thôn bản, xã ở miền núi, vùng sâu vùng xa;Công tác phát triển sản xuất và  dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập, tuy đã có bước tiến bộ, đã hình thành một số mô hình trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tuy nhiên số mô hình ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao có hiệu quả cao chưa nhiều, chưa có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn và việc nhân rộng còn gặp khó khăn (do thiếu vốn đầu tư hoặc khó khăn ở đầu ra). Sản xuất nông nghiệp một số nơi, nhất là vùng sâu vung xa, miền núi, bãi ngang vẫn mang tính truyền thống là chính, vì vậy hiệu quả và thu nhập còn thấp, không ổn định. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn đã được các cấp ngành quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên chất lượng đào tạo cũng như việc sử dụng lao động tại chỗ sau đào tạo nghề vẫn là vấn đề khó của nhiều địa phương; Đặc biệt nhiều tiêu chí liên quan đến dân sinh và hạ tầng như tiêu chí Hộ nghèo, Giao thông, Môi trường, Trường học, Cơ sở vật chất văn hoá,... vẫn đang còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều xã trong nhiều năm tới.  Đây cũng chính là các tiêu chí cần nhiều nguồn lực đầu tư cũng như sự nổ lực lớn của nhiều địa phương trong tỉnh….


Định hướng, giải pháp


Từ thực tiễn triển khai Chương trình trong 4 năm qua, để nâng cao hiệu quả và bảo đảm tính bền vững của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, trong giai đoạn đến cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình với tinh thần chỉ đạo là không nhất thiết chạy theo thành tích, lấy phát triển sản xuất làm gốc, lấy tiêu chí tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo vừa là mục tiêu vừa là động lực để đầy mạnh thực hiện chương trình đi vào chiều sâu,có tính bền vững, xây dựng nông thôn mới trù phú - xanh sạch đẹp găn liền với bản sắc truyền thống của nông thôn Thừa Thiên Huế. Đồng thời tập trung nổ lực để bảo đảm mục tiêu chung 20% xã đạt chuẩn cuối năm 2015 và  50% năm 2020.


 Về giải pháp thực hiện trong thời gian đến


Tiếp tục hoàn thiện bộ máy và cơ chế điều hành,  thành lập các Văn phòng Điều phối cấp huyện và  bố trí 01 cán bộ chuyên trách chương trình xây dựng NTM ở cấp xã. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của trưởng thôn, trưởng bản, trưởng xóm trong thực hiện Chương trình ở địa phương.


Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp, công tác tuyên truyền, vận động, Tăng cường và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp để thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện Chương trình. Thực hiện theo trình tự tiêu chí “dễ làm trước khó làm sau”; tiêu chí phi vật chất, các tiêu chí không cần hoặc cần ít nguồn lực đầu tư, tập trung triển khai thực hiện trước. vận động các doanh nghiệp tham gia đầu tư, hỗ trợ các xã xây dựng nông thôn mới;


Nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền nhân rộng những mô hình những cách làm hay về phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập; ăn ở, sinh hoạt hợp vệ sinh...để dân học tập. Coi trọng việc phổ biến rộng rãi các mô hình có hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện các nội dung nông thôn mới.


Khẩn trương tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2015 – 2020 với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí thu nhập làm mục tiêu số 1 trong xây dựng nông thôn mới.  Soát xét và nâng cao chất lượng Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.


Về các tiêu chí liên quan đến đầu tư hạ tầng như giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, trường học, nhà văn hoá,v.v…cần đặt mục tiêu lâu dài sẽ đạt chuẩn theo quy định của các Bộ Ngành TW, tuy nhiên trong giai đoạn trước mắt, cần có bước đi phù hợp để bảo đảm cân đối nguồn lực, tránh lãng phí trong đầu tư. Yêu cầu rà soát là không đặt ra nhu cầu quá cao đối với từng tiêu chí, mà trong giai đoạn trước mắt chỉ cần đặt ra mức tối thiểu để phấn đấu, nhất là đối với tiêu chí hạ tầng về giao thông (trục thôn; đường ngõ, xóm; trục chính nội đồng), về thủy lợi (kiên cố hóa kênh mương); v.v...


Tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo bằng việc lựa chọn các mô hình sản xuất có hiệu quả, áp dụng công nghệ cao và phù hợp với từng địa phương, có triển vọng nhân rộng và có thị trường, trong đó ưu tiên cho các huyện điểm, các xã chưa đạt tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo; quan tâm công tác xúc tiên thương mại để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững. Lựa chọn các mô hình để đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất cần thực hiện theo phương châm: Phải trên cơ sở đề án phát triển sản xuất, xây dựng mô hình phải phù hợp, nhằm khai thác lợi thế của từng địa phương, có khả năng nhân rộng, nhiều người tham gia, có thị trường tiêu thụ để phát triển thành sản xuất hàng hóa; phải gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ và có định hướng tới thị trường.


Tăng cường huy động, lồng ghép, bố trí nguồn lực cho Chương trình nông thôn mới để bảo đảm mục tiêu đề ra; đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực; huy động nguồn lực tại chỗ, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; đồng thời làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương sống, công tác ở xa quê hương đóng góp, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Trong giai đoạn đến 2015 và 2016-2020 nguồn vốn Chương trình MTQG, nguồn ngân sách tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cấp thiết nhất phục vụ sản xuất nâng cao đời sống của nhân dân, trước mắt cần tập trung ưu tiên đầu tư: nước sạch,trường học, thủy lợi phục vụ sản xuất, trục chính giao thông nội đồng (kết hợp dân sinh)…


Đẩy mạnh công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường ,  xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an ninh, trật tự xã hội Tiếp tục vận động, hướng dẫn, tổ chức cho mỗi hộ dân đều tham gia tự cải tạo nơi ăn, ở văn minh, hợp vệ sinh. Sửa sang tường rào, cổng ngõ; cải tạo ao, vườn để có cảnh quan đẹp và có thu nhập. Đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước khu dân cư. Mỗi xã đều nên có đội vệ sinh môi trường để thu gom rác thải, trồng cây xanh nơi công cộng, bảo vệ môi trường…. Để thực hiện tốt và đảm bảo tiêu chí vẫn đạt chuẩn trong những năm kế tiếp, chính quyền ở cấp xã, thôn (bản) cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động mọi người dân thực hiện sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung tay xây dựng nông thôn mới”, xây dựng thôn, bản an ninh an toàn.

Văn phòng Điều phối tỉnh