In trang

Hội nghị triển khai Chương trình OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế
Cập nhật lúc : 20:22 23/09/2018

Sáng ngày 20/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị toàn tỉnh triển khai Chương trình Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020,OCOP trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế, các sở, ban ngành cấp tỉnh, đại diện các làng nghề, các cơ sở sản xuất tiêu biểu trên địa bàn tỉnh., Đồng chí Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trị hội nghị.

Tại hội nghị, Đồng chí Nguyễn Tất Thắng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đã giới thiệu tổng quan về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) ở các nước trên thế giới, quá trình hình thành Chương trình ở nước ta và hướng dẫn triển khai nội dung  Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiệm Chươnh trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương nhawfm naang cao thu nhập cho người dân.

Chương trình OCOP hướng đến mục tiêu phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống , dịch vụ có lợi thế để đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, để triển khai tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương,  yêu cầu các sở, ban, ngành ần sớm ban hành các quy định, quy trình và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm OCOP. Đồng thời, chỉ đạo các khâu sản xuất sản phẩm OCOP phải được ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là khâu chế biến, mẫu mã bao bì sản phẩm; xây dựng hệ thống tư vấn hỗ trợ phát triển, hỗ trợ tài chính, xúc tiến thương mại cho Chương trình OCOP để giới thiệu sản phẩm đến các tỉnh thành trong nước; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh chọn bước đi, lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để lựa chọn sản phẩm lợi thế, đầu tư phát triển, nâng cấp thành sản phẩm xã, huyện, cấp tỉnh. Các địa phương khi triển khai chương trình phải có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, đưa OCOP và nghị quyết và mỗi địa phương phải xem đây là chương trình trọng điểm trong xây dựng NTM.

Văn phòng Điều phối NTM