Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ bảy, 20/04/2024

1917
+ aa -

Tiến độ kết quả thực hiện NTM_TABMIS

Cập nhật lúc : 09:17 06/09/2018
Tiến độ kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm 2018
Đến nay đã có thêm 30 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ 28,8%. Trong đó năm 2017 có thêm 7 xã: Quảng Công (huyện Quảng Điền), Hương Bình (Thị xã Hương Trà), Phú Vinh (huyện A Lưới), Thủy Phù (thị xã Hương Thủy), Lộc An, Vinh Hiền (huyện Phú Lộc), Phú An (huyện Phú Vang) hiện đang hoàn thiện hồ sơ họp Hội đồng thẩm định tỉnh biểu quyết trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh đạt 15,24 tiêu chí/xã, tăng 0,10 tiêu chí/xã so với đầu năm.
Kết quả đánh giá theo Bộ tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020 (ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTG ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) cụ thể như sau:

- Số xã đạt từ 15-18 tiêu chí    : 31 xã

- Số xã đạt 10-14 tiêu chí                  : 40 xã

- Số xã đạt 8-9 tiêu chí            :   3 xã

- Số xã dưới 8 tiêu chí              : Không có

II. Kết quả thực hiện

  • 1.     Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
  • Tổng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (vốn TW) năm 2018 được thông báo là 123,90 tỷ đồng (Trong đó: Vốn sự nghiệp: 33,60 tỷ đồng, Vốn ĐTPT: 90,30 tỷ đồng). Tỉnh đã bố trí vốn cho 39 công trình khởi công mới để thực hiện hoàn thành các tiêu chí về hạ tầng (chủ yếu là trường học, giao thông nông thôn, thủy lợi,… cho nhóm 18 xã phấn đấu về đích trong năm 2018 và các công trình cấp thiết phục vụ sản xuất, dân sinh. Các công trình hiện đang tổ chức đấu thầu và triển khai thi công. Kinh phí giải ngân đến 31/5/2018: 13,2%[1] (dự kiến công tác giải ngân sẽ tăng mạnh trong thời gian tới do các công trình đồng loạt khởi công và thanh toán tạm ứng).

    Nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh đã lồng ghép bố trí 118.469 triệu đồng cho 43 công trình hạ tầng nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đồng thời đã lồng ghép nguồn vốn từ Chương trình giảm nghèo bền vững 68.803 triệu đồng.

    Về xử lý nợ đọng, theo hướng dẫn tiêu chí xác định nợ đọng[2] xây dựng cơ bản trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới[3] thì trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến nay không còn nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới.

  • 2.     Phát trin sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
  • Từ nguồn vốn sự nghiệp Chương trình nông thôn mới của TW đã bố trí 9.302 triệu đồng cho 103 mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung cho 21 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị (chủ yếu là lúa và rau an toàn), 6 mô hình cải tạo vườn tạp, lồng ghép hỗ trợ hỗ trợ phát triển hợp tác xã để tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

    Hỗ trợ phát triển giáo dục ở nông thôn 4.000 triệu đồng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.800 tỷ đồng, vệ sinh môi trường nông thôn, khắc phục, xử lý môi trường ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề 2.000 triệu đồng, nâng cao chất lượng phát huy vai trò của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới 1.180 tỷ đồng, nâng cao năng lực xây dựng nông thôn mới và công tác giám sát, đánh giá thực hiện chương trình, truyền thông về xây dựng nông thôn mới 4.600 triệu đồng. Ngoài ra hỗ trợ để duy tu, bảo dưỡng công trình, phát triển y tế cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa người dân nông thôn, giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội,



    [1] Kinh phí giải ngân đến 31/5/2018 là: 16.366 triệu đồng trên vốn kế hoạch 2018 được giao là 123.900 triệu đồng

    [2] Nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn đến ngày 31/12/2017 là: 17,135 tỷ đồng (Các địa phương đã đưa vào trong kế hoạch trả nợ giai đoạn 2016-2020).

    [3]  Công văn số 8932/BKHĐT-KTNN ngày 01/11/2017 Bộ Kế hoạch và Đầu tư


     

    /.

    Văn phòng Điều phối NTM Tỉnh