Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

40078
+ aa -

Hoạt động ban ngành

Cập nhật lúc : 14:05 21/08/2017
Hội nuôi ong tham gia xây dựng nông thôn mới
Hội Nuôi ong tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những Hội thành viên tiêu biểu của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động hiệu quả, đóng góp cho quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người nuôi ong và những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật phục vụ cho nghề nuôi ong được tự nguyện thành lập và hoạt động, trong nhiệm kỳ 2012- 2017, Hội Nuôi ong tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển nghề ong trên địa bàn, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội ngày càng được nâng cao. Số lượng đàn ong phát triển mạnh qua từng năm và năng suất, chất lượng mật ong được nâng lên đáp ứng xuất khẩu, góp phần cải thiện thu nhập, ổng định cuộc sống cho hội viên.

Ông Hoàng Hữu Hè, Chủ tịch Hội nuôi ong tỉnh cho biết, công tác xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực hoạt động các chi hội nuôi ong và hội viên được chú trọng đẩy mạnh, từng bước kiện toàn công tác tổ chức của hội theo tính thần Nghị quyết đại hội lần V nhiệm kỳ 2012- 2017. Các chi hội được củng cố kiện toàn từ tổ chức đến việc nâng cao chất lượng hoạt động. Đến nay toàn tỉnh có 4 chi hội: Chi hội Hương Trà, Chi Hội Nam Đông, Chi hội Huế- Hương Thủy, Chi hội Phú Lộc với 59 hội viên, tăng 13 người so nhiệm kỳ trước, chi hội Bình Điền được mở rộng và nâng lên thành chi hội Hương Trà hoạt động trên toàn huyện.Các thành viên của Ban chấp hành Hội đã tham gia tích cực các hoạt động của hội, các kỳ sinh hoạt và có nhiều đóng góp cho phong trào nuôi ong được địa phương đánh giá cao và ghi nhân.Tỉnh Hội đã đẩy mạnh hoạt động phát triển và chăm sóc đàn ong ở các địa bàn tiềm năng như Hương Trà, Nam Đông; Phong Điền, A lưới….

Ông Hè cho biết thêm, hiện các hội viên ở các Chi hội đã được hướng dẫn, hỗ trợ những kiến thức về quản lý, chăm sóc đàn ong, các phương pháp tạo chúa, chia đàn, cách phòng trị bệnh và sinh vật hại; xây dựng một số kiểu thùng ong, làm thức ăn bổ sung cho ong, tìm hiểu về nguồn hoa nuôi ong, cách thu hoạch, sơ chế và tiêu thụ sản phẩm ong qua các đợt tập huấn kỹ thuật, tuyên truyền trên các phương tiên thoogn tin đại chúng, tờ rơi, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật … Đến nay, các hội viên hầu hết đều đã có vốn kỹ thuật, kinh nghiệm trong việc nuôi ong, từ đó, nhiều hội viên không những đã xóa được nghèo cho chính mình mà còn giúp những người nuôi ong trên địa bàn cùng ổn định cuộc sống.

Hiệu quả của hoạt động nuôi ong được khẳng định, đầu nhiệm kỳ 2012- 2017, trên toàn địa bàn tỉnh mới chỉ có 1.420 đàn ong đến nay phát triển lên 5.960 đàn, trong đó: đàn ong ngoại có 5940 chiếm tỷ lệ 99,66 %, tăng gấp 4,2 lần, và gấp 2,4 lần so chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 2500 đàn. Sản lượng mật ong trung bình khoảng 300 tấn/ năm. Tập trung vào các vùng nuôi ong chính là huyện Nam đông 2.000 đàn, Phú lộc 2.000 đàn, Hương trà 700 đàn, Huế- Hương thủy: 700 đàn, Phong Điền khoảng 540 đàn.Một số hộ ban đầu chi nuôi quy mô nhỏ lẻ, nay đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để phát triển đàn ong và mang lai hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bùi Quang Tý, Chi hội trưởng Hội nuôi ong Nam Đông chia sẻ, việc đầu tư nuôi ong đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho các hộ nuôi ong. Việc đưa đàn ong ngoại vào cơ cấu nuôi ong của Hội nuôi ong của tỉnh đã tăng thu nhập của người nuôi ong tăng từ 3-4 lần so nuôi ong nội. Bình quân nuôi ong ngoại cho thu nhập từ 400.000- 600.000đồng/đàn /vụ nuôi.Ngoài ra, nuôi ong còn góp phần thụ phấn tăng năng suất sản lượng của cây trồng, tạo công ăn việc làm cho người dân phuc vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Để đạt được những kết quả như trên đã nói, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, đó là nghề nuôi ong chưa được phát triển rộng khắp, đặc biệt là ở các địa bàn tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế, hộ gia đình nuôi ong còn ít; Công tác phát triển tổ chức hội và hội viên còn chậm, nơi có đàn ong phát triển nhưng chưa thành lập được chi hội. Bên cạnh đó, trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến bất thường và thị trường. Nhận thức của hội viên với con ong còn hạn chế, phương thức và kỹ thuật nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, dịch hại trên đàn ong diễn biến phức tạp, ngành ong trên địa bàn chưa được người dân và chính quyền quan tâm đúng mức, ông Hè cho biết.

VPĐP NÔNG THÔN MỚI (TH)