Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

431
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 08:37 07/09/2021
Làng thí điểm nông thôn mới Saemaul ở huyện Phong Điền
Thôn Trạch Phổ thuộc xã Phong Hòa (Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) là một trong những điểm dược Quỹ Saemaul toàn cấu (Hàn quốc) thực hiện Dự án làng thí điểm nông thôn mới Saemaul. Sau 4 năm triển khai, dự án đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận

Theo đó, dự án  tập trung vào việc xây dựng và vận hành mô hình HTX Saemaul cùng nông trại Saemaul tại từng làng, phát triển mỗi làng ít nhất một mặt hàng nông sản đặc trưng. Các hoạt động này hoàn toàn phù hợp với nội dung mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mà Chính phủ Việt Nam đang triển khai trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đối với thôn Trạch Phổ thuộc xã Phong Hòa, Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, một trong các loại đất chính ở đây là đất cát bãi bằng, có màu trắng xám. Cát ở đây được hình thành do quá trình biển tiến để lại, về sau có sự tác động lâu dài của gió và dòng chảy khe suối làm biến đổi địa hình bề mặt nơi cao nơi thấp nhưng nói chung là bằng phẳng.

Khí hậu nơi đây mang đặc điểm của khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá mạnh mẽ, diễn biến thất thường. Điều này khiến cho nơi đây phù hợp với những ngành nông nghiệp như trồng lúa, trồng cây ném và một số loại cây hoa màu khác. Những thửa ruộng được sử dụng để trồng lúa vào khoảng 85 ha song giá thành sản phẩm có phần thấp do người dân bán theo cá nhân.

Dự án đã triển khai xây dựng nông trại Saemaul trên diện tích đất 5ha mà trước đây chỉ dùng để trồng rừng bằng một số loại cây có giá trị kinh tế thấp do đất bị sa mạc hoá bởi biến đổi khí hậu. Xã viên HTX Saemaul tự đứng ra quản lý và trồng một số giống cây như hành lá, dưa hấu, dưa chuột, hoa cúc và các loại rau tại nông trại Saemaul. Mô hình này đã gây được tiếng vang lớn và nhận được sự quan tâm của địa phương như một ví dụ điển hình trong việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm nông sản sạch với số lượng lớn. Tại làng Trạch Phổ, trước đây đã tồn tại mô hình hợp tác xãc tập trung chủ yếu vào hoạt động sản xuất lúa gạo, phần lớn các hộ gia đình đều tham gia và hoạt động vào HTX này. Nhưng đối với HTX Saemaul mới – định hướng mở rộng các giống cây trồng mới – lại chưa nhận được sự tham gia hưởng ứng từ các hộ nông dân và chưa thống nhất được cách thức hoạt động. Do vậy dự án đã quyết định thành lập Hợc tác xã Saemaul dựa trên các hộ gia đình tự nguyện tham gia, tiếp đó là xây dựng nông trại Saemaul. Hiện nay, HTX Saemaul chỉ có khoảng 12 hộ gia đình tham gia, và dự án tiếp tục kỳ vọng sẽ có khoảng trên 50 hộ gia đình tham gia vào thời gian tới.

Mặt khác, hoạt động phát triển và phân phối các sản phẩm đặc trưng vùng có tác dụng nâng cao ý thức người dân trong việc tích cực tham gia một cách tự giác vào các hoạt động chung, từ đó không chỉ giúp các làng tự lực phát triển, mà còn góp phần vào việc nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho bà con. Trong tương lai, chúnng tôi dự định sẽ phát triển thành lập một mô hình tổ chức nông dân kiểu mới đáp ứng theo thời đại công nghiệp 4.0, đây là một tổ chức có thể nâng cao giá trị gia tăng và tạo chuỗi giá trị thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối tiêu thụ các mặt hàng nông sản nhờ vào việc kết nối tất cả các HTX Saemaul trên cả nước lại thành một tổ chức liên hiệp chung.

Hiện nay dự án đang bước vào giai đoạn bản địa hóa toàn diện sao cho phù hợp nhất với các điều kiện và yếu tố của địa phương . Trong tương lai, dự án hướng tới mục tiêu sẽ nhân rộng các mô hình làng thí điểm kiểu mới này qua việc thực hiện hiện đại hoá, phát triển các mô hình ấy lên một tầng cao mới ứng dụng các kỹ thuật công nghệ thông tin và các lý luận kinh tế mới nhất.

Về kế hoạch thực hiện dự án:

 Năm thứ 1 (2017): Xây dựng vận hành Ban tư vấn địa phương (Vận hành Ủy ban Saemaul); Soạn thảo tài liệu cơ sở của lang, đề xuất và thẩm định dự án do người dân đề xuất (2 dự án); Dạy kỹ thuật trồng ném - lúa, đào tạo tập trung (1 lần); Trồng thử nghiệm ném - tháng 7 gieo giống, tháng 11 thu hoạch, 04/2018 thu hoạch hạt giống.

- Năm thứ 2 (2018): Bổ sung dữ liệu của thôn làng, đưa ra dự án do người dân đề xuất theo năm và bắt đầu triển khai dự án; Thành lập và vận hành Hợp tác xã, đào tạo tập trung cho người dân (1 năm 3 lần: lúa, ném, người dân); Cải thiện chất lượng ném (kho bảo quản), hỗ trợ trồng thử nghiệm lúa (1ha) - kỹ thuật gieo trồng.

- Năm thứ 3 (2019): Phát triển thương hiệu Hợp tác xã trồng ném (chế biến, giao dịch thương mại cộng đồng); Thành lập và vận hành Hợp tác xã trồng lúa (mở rộng trồng thử nghiệm, hỗ trợ máy móc nông nghiệp); Trang trại thí điểm của thanh niên (trâu bò hoặc heo).

- Năm thứ 4 (2020): Phát triển thương hiệu Hợp tác xã trồng ném (giao dịch thương mại cộng đồng), phát triển Hợp tác xã trồng lúa (hỗ trợ trạm xay xát), mở rộng trang trại thí điểm của thanh niên.

Năm thứ 5 (2021): Thực hiện các bước hoàn thiện và đưa ra đánh giá cuối cùng.

CTV