Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

3232
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 09:51 30/10/2017
A Lưới - Bộ đội tham gia xây dựng nông thôn mới
Bức tranh” nông thôn mới huyện vùng cao A Lưới đang từng bước khởi sắc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT - QP 92...

Trong chuyến công tác lên huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế), chúng tôi có dịp cùng Thượng tá Lê Văn Chung, Đoàn phó Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Bộ Chỉ huy Quân sự Thừa Thiên Huế) và các bạn thanh niên Đội trí thức trẻ tình nguyện (TTTTN) đến thăm các đội sản xuất của đoàn.

Khi chiếc xe U oát từ từ lăn bánh trên chiếc cầu tạm qua sông A Sáp, Thượng tá Lê Văn Chung chia sẻ: “Đợt mưa lũ cuối năm 2016, chiếc cầu duy nhất nối liền xã Đông Sơn với trung tâm bị lũ cuốn trôi khiến hơn 1.400 người dân bị cô lập hoàn toàn. Cán bộ, chiến sĩ, TTTTN của Đoàn đã cùng chính quyền khắc phục, gia cố cầu tạm để nhân dân đi lại. Hiện nay, Đoàn đang phối hợp với địa phương khảo sát xây dựng lại chiếc cầu này…”.

Câu chuyện của chúng tôi tạm dừng khi chiếc xe dừng trước cổng Trường Mầm non Đông Sơn. Như hiểu ý tôi, Thượng tá Lê Văn Chung nói: “Mỗi lần vào Đội sản xuất 1, chúng tôi đều ghé thăm cô và trò nơi đây”. Sau cái bắt tay thật chặt, cô Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng dẫn chúng tôi xuống từng lớp để thăm hỏi, động viên cô và trò.

Vừa bước vào lớp 5 tuổi, hàng chục cháu nhỏ chạy lại ôm chặt Thượng tá Chung và các anh, các chị TTTTN. Chứng kiến những tình cảm thân thiết đó, chúng tôi thấu hiểu phần nào nghĩa tình sâu nặng mà những người lính “92” dành cho cô, trò nơi đây. Trước đây, cơ sở vật chất trường, lớp còn thiếu thốn. Những đợt gió mùa tràn về, thay vì học hát, học múa cô trò phải đi kiếm củi về sưởi ấm cho các cháu, cũng vì thế, học sinh bỏ học ngày càng nhiều.

Thấu hiểu khó khăn đó, khi triển khai thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”, cán bộ, chiến sĩ, TTTTN của Đoàn đã có những việc làm ý nghĩa, ấm áp tình người. Những dịp tranh thủ về thăm gia đình, cán bộ, nhân viên, TTTTN lại vận động người thân, bạn bè quyên góp ủng hộ chăn màn, quần áo chống rét, đồ chơi cho các cháu. Rồi giúp cô, trò tổng dọn vệ sinh, tạo sân chơi...

Đặc biệt, Đoàn đã  hỗ trợ 200 triệu đồng làm mới hệ thống giàn mái tôn khép kín bao quanh sân trường. Cô Dung tâm sự: “Cô, trò chúng tôi rất biết ơn bộ đội, TTTTN Đoàn KT - QP 92. Từ khi có mái tôn, quần, áo, chăn… do Đoàn tặng, các cô không phải lo kiếm củi sưởi ấm và che chắn gió lùa trong những ngày giá rét nữa”.

Chúng tôi đến thôn Tru Chai, dãy nhà cấp bốn của Đội sản xuất 1 hiện ra, lọt thỏm giữa bạt ngàn keo xanh. Thượng tá Lê Văn Chung cho biết: “Cây keo rất phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, lại cho hiệu quả kinh tế cao nên Đoàn đã cùng với các hộ dân tập trung phát triển. Hiện nay, Đoàn đang từng bước chuyển giao kỹ thuật ươm keo, tràm giống cho bà con”.

Trên vườn ươm, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của các chị, các mẹ đồng bào Pakô xúng xính trong trang phục truyền thống, trên vai những chiếc gùi nặng trĩu keo, tràm giống được đưa đi phủ xanh những cánh rừng. Nhờ áp dụng nhiều phương pháp như ươm hạt, cắt hom, giâm cành đúng kỹ thuật nên giá keo của Đoàn thấp hơn giá thị trường 30%, vừa đáp ứng nhu cầu trồng keo ngày càng lớn của địa phương, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con.

Trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi gần Đội 1, chị Hồ Thị A Kô phấn khởi cho biết: “Thời điểm mùa màng nhàn rỗi, công việc ở vườn ươm cho thu nhập 150.000 đồng/ngày lại được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ vật liệu, cây giống làm vườn ươm tại nhà nên mình hết lo cái đói, cái nghèo rồi. Cám ơn bộ đội “92” nhiều lắm”.

“Bức tranh” nông thôn mới huyện vùng cao A Lưới đang từng bước khởi sắc, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, chiến sĩ Đoàn KT - QP 92. Từ năm 2013 đến nay, bên cạnh giúp dân phát triển kinh tế hộ thì đoàn đã xây dựng nhiều công trình ý nghĩa như hệ thống cấp nước sinh hoạt ở xã Hương Phong; đập dâng A Tin tưới tiêu 25ha tại xã A Đớt; đường giao thông nông thôn Amin đi mốc S11 giai đoạn 1 với tổng chiều dài gần 4km