Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

724
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 16:51 11/08/2020
Nâng cao chât lượng nông thôn mới ở Quảng Điền
Nângcao chất lượng nông thôn mới, trong đó tập trung phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân là nội dung cốt lõi trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Quảng Điền trong thời gian đến

Giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu 

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Quảng Điền, phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần chính là điều kiện vững chắc để xây dựng mục tiêu chương trình nông thôn mới.

Đến nay, bộ mặt nông thôn mới của huyện Quảng Điền có nhiều khởi sắc rõ nét, đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Hệ thống giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng đã cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong sản xuất và dân sinh của nhân dân.

Thu nhập của người dân đạt 38 triệu đồng/ người/ năm, cao hơn gần gấp đôi so với năm 2010. Bên cạnh đó, Người dân ở các xã cũng đầu tư kinh phí để xây dựng nhà ở, hệ thống cổng, tường rào khang trang, sạch, đẹp hơn, các giá trị văn hóa truyền thống ở các địa phương tiếp tục được giữ gìn và phát huy có hiệu quả. Quảng Điền đã thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn xã NTM.

Ông Nguyễn Đình Đức, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền cho biết, nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ tới của huyện Quảng Điền là tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến 2025 có 2 xã đạt NTM kiểu mẫu, 5 xã đạt NTM nâng cao.

Huyện Quảng Điền chú trọng tập trung phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập cho người dân. Trên cơ sở đó, Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo chuỗi giá trị có liên kết trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương như: bột matcha rau má, trà rau má Quảng Thọ; rau xanh Vietgap Hóa Châu Quảng Thành, bún bánh Ô Sa – Quảng Vinh, sản phẩm mắm nước mắn Tân Thành – Quảng Công, mây tre đan Bao La…

“Huyện tiếp tục huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng sản xuất, y tế, giáo dục, văn hóa đạt mức cao hơn và quan tâm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tiếp tục triển khai xây dựng xã NTM nâng cao, thôn nông thôn mới kiểu mẫu và khu dân cư kiểu mẫu”, ông Đức nhấn mạnh.

Tập trung phát triển sản xuất nâng cao thu nhập đời sống người dân 

Theo đánh giá của người dân xã Quảng Thọ, rau má vừa dễ trồng, dễ chăm sóc lại có đầu ra thuận lợi kể từ khi HTX Nông nghiệp Quảng Thọ 2 tổ chức bao tiêu sản phẩm. Trước những lợi thế đặt ra, nhiều gia đình ở xã Quảng Thọ đã mạnh dạn chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng rau má.

Năm 2014, gia đình ông Trần Văn Phú ở xã Quảng Thọ đã chuyển đổi hai sào lúa hiệu quả thấp sang trồng cây rau má an toàn. Sau khi chuyển đổi, bình quân mỗi năm, hai sào rau má của ông Phú cho thu nhập từ 20-25 triệu đồng, cao gấp 5-6 lần so với trồng lúa.

Theo ông Hoàng Công Phong, Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ chia sẻ, thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế của địa phương không có con đường nào khác ngoài chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Vài năm trở lại đây, xã Quảng Thọ đã chuyển đổi hàng chục ha lúa, cây trồng hiệu quả thấp sang trồng rau má, các loại rau, đậu an toàn.

“Một số loại cây trồng mới như rau má, đậu bắp, sen… có giá trị sản xuất bình quân mỗi ha 150-300 triệu đồng/năm. Đây là nguồn lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với cấy lúa trước đây. Có thu nhập, người dân cũng tích cực hưởng ứng và đóng góp về vật chất, tinh thần vào phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương”, ông Hoàng Công Phong nhấn mạnh.

Phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi tại địa phương bắt đầu chuyển biến mạnh từ 5 năm trở lại đây. Để hỗ trợ cho người dân, UBND huyện đã đầu tư 11,8 tỷ đồng để xây dựng gần 100 mô hình sản xuất nông nghiệp mới. Từ các loại rau màu, lúa truyền thống, bắp ngô, khoai lang là chủ lực, đến nay, trên địa bàn huyện có thêm nhiều loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như rau an toàn, VietGAP, đậu bắp, rau má, sen, lúa chất lượng, ném, khoai lang tím, hành lá…

Huyện đã chuyển đổi hơn 33 ha trồng lúa hiệu quả thấp chuyển sang trồng rau màu an toàn, 28 ha lúa chuyển sang trồng sen, tập trung tại các xã: Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thành, Quảng An, Quảng Lợi, Quảng Thái. Cây công nghiệp ngắn ngày, thực phẩm và hoa được mở rộng gần 1.600 ha trên địa bàn toàn huyện.

Cánh đồng mẫu lúa từng bước nhân rộng, đến nay khoảng 700 ha; trong đó hợp đồng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gần 300 ha. HTX Nông nghiệp Quảng Vinh liên kết với Công ty CP Quế Lâm miền Trung sản xuất 30 ha lúa hữu cơ an toàn.

CTV