Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ sáu, 26/04/2024

10633
+ aa -

Tiến độ kết quả thực hiện NTM_TABMIS

Cập nhật lúc : 10:56 16/06/2014
Thừa Thiên Huế : Báo cáo kết quả 3 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2011-2013)
Sau 03 năm triển khai và thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được những kết quả tích cực, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng nông thôn mới có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét, diện mạo nông thôn có bước khởi sắc, số tiêu chí nông thôn mới đạt tăng nhanh hàng năm, đời sống của đồng bào nông thôn từng bước được nâng cao cải thiện.

1. Kết quả chung:

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Thừa Thiên Huế được triển khai ở 92 xã thuộc 8 huyện, thị (trong tổng số 152 phường, xã toàn Tỉnh). Trong đó có 2 huyện điểm (Nam Đông và Quảng Điền) và 28 xã điểm. 

Sau 3 năm triển khai thực hiện (2011-2013) Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các huyện, thị xã, xã, thôn, bản đã tích cực thực hiện và đạt nhiều kết quả tốt như: Bước đầu nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân và huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành được bộ máy tổ chức từ tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn, bản; xây dựng được một số chính sách để triển khai Chương trình và đạt được một số kết quả đáng kể về xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất. Số tiêu chí đạt chuẩn tăng đáng kể hàng năm. Nhờ vậy bộ mặt nông thôn của Tỉnh nói chung đã bước đầu có khởi sắc, thay đổi, đời sống của người dân về cả vật chất lẫn tinh thần được cải thiện.

2. Về kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới:

Tính đến cuối năm 2013, toàn Tỉnh đã đạt bình quân 12,3 tiêu chí/xã (so với 8,48 tiêu chí/xã của toàn quốc).

Trong đó:

 đã có 1 xã đạt 19/19 tiêu chí ( Hương, Hòa, huyện Nam Đông);

12 xã đạt 15 - 18 tiêu chí;  chiếm tỷ lệ  13,0%

65 xã đạt 10 - 14 tiêu chí;  chiếm tỷ lệ  70,7%

14 xã đạt 07 -  09 tiêu chí; chiếm tỷ lệ 15,2 %

Không còn xã dưới 5 tiêu chí (cả nước còn 1520 xã <5 tiêu chí )

a) Phân theo nhóm tiêu chí đạt được :

Nhóm

Số xã đạt

Tỷ lệ (%)

Thừa Thiên Huế

Cả nước

Nhóm 1 - xã đạt      19 tiêu chí

01

1,1

1,6

Nhóm 2 - xã đạt 15-18 tiêu chí

12

13,0

6,2

Nhóm 3 - xã đạt 10-14 tiêu chí

65

70,7

29

Nhóm 4 - xã đạt   5- 9 tiêu chí

14

15,2

46

Nhóm 5 - xã đạt dưới 5 tiêu chí

0

0

16,9

Tổng số

92

100

100

b) Phân theo danh mục 19  tiêu chí nông thôn mới:

STT

Tên tiêu chí

Số xã đạt

Số xã chưa đạt

Tỷ lệ đạt /

92 xã (%)

Ghi chú

1

Quy hoạch

91

99

1

 

2

Giao thông

21

22

71

 

3

Thủy lợi

37

40

55

 

4

Điện

88

96

4

 

5

Trường học

34

37

58

 

6

Cơ sở vật chất văn hóa

13

14

79

 

7

Chợ

73

79

19

 

8

Bưu điện

92

100

0

 

9

Nhà ở

62

67

30

 

10

Thu nhập

64

70

28

 

11

Tỷ lệ hộ nghèo (<5%)

18

20

74

 

12

Tỷ lệ lao động có việc làm

79

86

13

 

13

Tổ chức sản xuất

63

68

29

 

14

Giáo dục

69

75

23

 

15

Y tế

85

92

7

 

16

Văn hóa

75

89

17

 

17

Môi trường

10

11

82

 

18

Hệ thống tổ chức chính trị

72

78

20

 

19

An ninh trật tự xã hội

87

95

5

 

 

Tổng số

1.133

615

64,8

 

Nhận xét:

Tổng số tiêu chí đã đạt 92 xã:  1.133 /1.748 tiêu chí (64,8%),

Số tiêu chí còn lại chưa đạt 92 xã: 615/1.748 tiêu chí (35,2%).

Trong đó :

  • Nhóm tiêu chí liên quan hạ tầng (số 2 - 9)      : 316 tiêu chí, bình quân 3,4 tiêu chí/ xã; chiếm 51,4%  số tiêu chí còn lại;
  • Nhóm tiêu chí “phi hạ tầng” (số 1, 12-19)      : 197 tiêu chí, bình quân 2,1  tiêu chí/ xã; chiếm 32% số tiêu chí còn lại;
  • Nhóm tiêu chí dân sinh (số 10-11)                 : 102 tiêu chí, bình quân 1,1 tiêu chí/xã; chiếm tỷ lệ 16,6% số tiêu chí chí còn lại,.

Đặc biệt tiêu chí 11- Hộ nghèo mới đạt 18/92 xã; Môi trường 10/92 xã Đây cũng chính là các tiêu chí cần nhiều nguồn lực đầu tư và cũng là khó khăn lớn của nhiều địa phương trong thực hiện Chương trình.

 3. Các tồn tại, hạn chế chính:

-     Cơ chế chỉ đạo, quản lý  điều hành chương trình từ TW đến địa phương còn bất cập. Nhiều tổ chức, đoàn thể chưa thực sự tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; năng lực chỉ đạo, lãnh đạo điều hành cấp huyện, xã, thôn, bản còn yếu, thiếu chủ động; Công tác tuyên truyền còn hạn chế.

-      Chất lượng quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã chưa cao, còn nhiều bất cập. Công tác quy hoạch chủ yếu coi trọng về  đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chưa chú trọng quy hoạch vùng sản xuất. Các đề án xây dựng nông thôn mới của các xã chưa cụ thể, chưa bám sát thực tế, chưa đề ra được các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, nhất là đối với phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, mục tiêu đề ra không có nguồn lực đảm bảo và lộ trình thực hiện không phù hợp;

- Công tác phát triển sản xuất và  dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập, chuyển biến còn rất chậm. Công tác đào tạo nghề cho nông dân, lao động nông thôn từng bước đã được cải thiện, góp phần đáng kể cho người lao động nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình.; tuy nhiên vẫn so với yêu cầu còn bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Nguồn vốn trực tiếp cho Chương trình còn hạn chế so với nhu cầu, việc lồng ghép các nguồn vốn MTQG khác tuy đã được quan tâm nhưng còn thiếu và không đồng bộ. Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất hầu hết các địa phương không tiếp cận được do cơ chế, chính sách giữa các Ban ngành chưa đồng bộ. Huy động nguồn vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn do mức sống của người dân thấp, nhất là những thôn bản, xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa;

4. Một số giải pháp chính trong thời gian đến:

- Tiếp tục  kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cơ sở; Phát huy vai trò, trách nhiệm của Trưởng thôn, trưởng bản; Thực hiện theo trình tự tiêu chí “dễ làm trước khó làm sau”; tiêu chí phi vật chất, các tiêu chí không cần hoặc cần ít nguồn lực đầu tư, tập trung triển khai thực hiện trước. 

- Tăng cường và nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động và thi đua xây dựng nông thôn mới; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình;

- Ưu tiên nguồn lực và sự chỉ đạo cho các xã điểm, tạo điều kiện cho các xã đạt chuẩn. Tổ chức, đánh giá công nhận các xã đạt chuẩn, các xã đạt nhiều tiêu chí và thực hiện khen thưởng xứng đáng cho những nơi làm tốt.

- Khẩn trương xây dựng ban hành các chính sách phục vụ xây dựng nông thôn mới; tiến hành rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã đến năm 2015 và 2020 với phương châm phát triển sản xuất là gốc, lấy tiêu chí thu nhập làm mục tiêu số 1 trong xây dựng nông thôn mới; chọn lựa những tiêu chí, nội dung, hạng mục thiết yếu nhất để xây dựng đạt mức chuẩn tối thiểu xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn ban đầu.