Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

25
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 17:22 30/09/2023
Nam Đông rà soát thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia
UBND huyện Nam Đông vừa tổ chức Hội nghị báo cáo tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Thành phần tham dự: các đồng chí trong Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo tại họi nghị, kết quả thực hiện 3 Chương trình MTQG trong năm 2023 đã tạo sự chuyển biến rõ rệt với hạ tầng nông thôn được tăng cường đầu tư, diện mạo nông thôn khởi sắc với 41 công trình, dự án triển khai thực hiện; Các mô hình ứng dụng công nghệ cao dần được hình thành và phát triển; công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn đã được quan tâm đầu tư; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được mở rộng ở các xã; du lịch nông thôn và công tác chuyển đổi số hướng tới nông thôn mới thông minh được các xã, thị trấn và người dân hưởng ứng; các nội dung về văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân phát triển theo hướng lành mạnh, văn minh hơn; hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố; an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững. Với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 10,32%/năm; thu nhập bình quân đầu người 49,6 triệu đồng; tổng đầu tư toàn xã hội 1.294,2 tỷ đồng, tăng bình quân 9%/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 233 hộ đạt 75,9% kế hoạch giao. Đối với huyện đạt chuẩn NTM đạt 4/9 tiêu chí; có 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao… Như vậy, đến thời điểm hiện tại có 5/12 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch.   

Sau khi nghe báo cáo tình hình thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 trên địa bàn huyện; ý kiến tham gia của các thành viên tham dự họp, đồng chí Chủ tịch UBND huyện có ý kiến chỉ đạo:

Đối với cấp xã: UBND các xã khẩn trương rà soát các tiêu chí chưa đạt, xác định rõ nguyên nhân, đưa ra giải pháp cụ thể, rõ ràng, có lộ trình và thời gian hoàn thành, phân công rõ người, rõ việc, thực hiện đảm bảo hoàn thành trong năm 2023; Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Môi trường xanh - sạch- sáng, tập trung rà soát lại tất cả tuyến đường trên địa bàn để xây dựng tuyến đường hoa, đường xanh, điện chiếu sáng nông thôn;  Các địa phương phải chủ động làm việc với các ngành liên quan rà soát các tiêu chí, đồng thời có giải pháp thực hiện cụ thể các tiêu chí chưa đạt. Đặc biệt tập trung đối với xã Hương Hữu, Thượng Lộ, Thượng Quảng để có giải pháp thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí Nông thôn mới trong năm 2023.

Đối với cấp huyện, chỉ tiêu 2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường: Hiện nay, nguồn lực để trồng cây xanh các tuyến đường huyện là rất lớn; do vậy, đề nghị Phòng Kinh tế và Hạ tầng xin ý kiến các Sở ngành liên quan để được hướng dẫn thêm cách thực hiện và đánh giá chỉ tiêu này đối với địa bàn đặc thù huyện Nam Đông; đồng thời nghiên cứu rà soát lại thứ tự ưu tiên những tuyến đường chính phù hợp điều kiện thực tế để trồng cây xanh, chủng loại cây phù hợp… phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND các xã để triển khai thực hiện;Tiêu chí số 5: Chỉ tiêu 5.1. Hạ tầng Trung tâm y tế huyện: Văn phòng HĐND và UBND huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, Trung tâm Y tế huyện và các cơ quan đơn vị có liên quan nghiên cứu lại để rà soát và đề xuất phương án cụ thể.

Đối với Tiêu chí số 6, Khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỷ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện và các cơ quan có liên quan tập trung đẩy nhanh các thủ tục để kêu gọi đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hương Phú; Chỉ tiêu 6.2. Chợ trung tâm huyện đạt chợ kinh doanh thực phẩm: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng và các đơn vị có liên quan khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư dự án Nâng cấp chợ Nam Đông (Chợ Khe Tre) đã được giao theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 12/5/2023 của HĐND tỉnh.

- Tiêu chí số 7. Chỉ tiêu 7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về môi trường: Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch và các đơn vị liên quan làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở ngành cấp tỉnh để được hướng dẫn cụ thể phương án chuyển rác thải sinh hoạt về xử lý đốt tại Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn, Thị xã Hương Thủy; hoàn thành trước 30/9/2023 (Nội dung này UBND tỉnh đã giao cho UBND huyện nghiên cứu phương án, tại văn bản số 9476/UBND-TH ngày 08/9/2023); Chỉ tiêu 7.3. Có mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên: Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng 01 mô hình tại địa bàn xã Hương Phú;Chỉ tiêu 7.4. Có công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung áp dụng biện pháp phù hợp: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Tài chính – Kế hoạch và các đơn vị có liên quan tập trung đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư dự án Công trình xử lý nước thải sinh hoạt tại chợ Nam Đông (chợ Hương Giang), xã Hương Xuân và các hộ dân lân cận.

Đói với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, nguồn vốn sự nghiệp được giao cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi là rất lớn; do vậy, đề nghị các cơ quan chủ trì các Chương trình, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã được giao vốn khẩn trương có kế hoạch triển khai thực hiện và giải ngân vốn kịp thời, đảm bảo giải ngân 100% nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình trong năm 2023; Đối với các nguồn vốn sự nghiệp không có khả năng thực hiện và giải ngân: Đề nghị các cơ quan chủ Chương trình, các cơ quan, đơn vị được giao vốn nghiên cứu để tham mưu UBND huyện làm việc với các cơ quan chủ Chương trình cấp tỉnh để được điều chỉnh nguồn vốn sang thực hiện các hạng mục khác có khả năng giải ngân, hoàn thành trước 25/9/2023.

Đối với hỗ trợ nhà ở thuộc Dự án 01 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với UBND các xã khẩn trương hoàn thành hồ sơ thủ tục đề xuất phân khai 2.920 triệu đồng vốn chưa được phân khai. Tổ chức rà soát nhu cầu đối với phần vốn còn lại chưa được tỉnh giao là 2.383 triệu đồng theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 12/5/2023 của HĐND tỉnh để báo cáo UBND huyện đề nghị UBND tỉnh phân khai hoặc đề xuất điều chuyển qua dự án khác, hoàn thành trước 25/9/2023; Đối với nguồn vốn đầu tư công thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Đề nghị Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện, UBND các xã được giao làm chủ đầu tư dự án có kế hoạch triển khai thực hiện và giải ngân vốn kịp thời, phấn đấu đến ngày 30/9/2023 đạt tỷ lệ giải ngân từ 80% trở lên, đến ngày 31/12/2023 đạt tỷ lệ giải ngân 100%.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện tăng cường phối hợp với các địa phương, phải có phương án hỗ trợ cụ thể với địa phương trong công tác GPMB, đặc biệt là các dự án đang triển khai trên địa bàn xã Hương Hữu. Đồng thời, người đứng đầu các địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã phải xem công tác GPMB đối với các dự án đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện và Chủ tịch UBND huyện nếu các dự án đầu tư công triển khai trên địa bàn do mình quản lý bị chậm tiến độ do vướng mắc trong công tác GPMB.

Chương trình giảm nghèo bền vững: Đối với dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát và triển mô hình giảm nghèo; tiểu dự án 1, dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp phải lựa chọn thứ tự ưu tiên để hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định nhằm thoát nghèo bền vững.

Đào tạo nghề: UBND xã rà soát, lập danh sách đối tượng cụ thể để phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- GDTX mở các lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân;- Chuyển đổi nghề: Các xã khẩn trương rà soát nhu cầu thực tế của người dân để hỗ trợ, đảm bảo chặt chẽ nội dung, quy trình thực hiện, theo hướng để người dân hưởng lợi tối đa, nhưng phải đảm bảo quy định./.