Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ tư, 17/07/2024

4528
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 15:12 09/05/2018
Triển khai chính thức Chương trình mỗi xã một sản phẩm -OCOP .
Ngày 07/05/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490 /QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 – 2020.

Mục tiêu của chương trình đến năm 2020, Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn; Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới; Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Tại quyết định, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo triển khai nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã , thôn; Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện nhiệm vụ Chương trình OCOP; Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện Chương trình OCOP, được áp dụng  thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn; Xây dựng và triển chính sách khoa học, đề tài, dự án nghiên cức khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập và bảo hộ thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP; Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP; Huy động nguồn lực lớn nhất trừ cộng đồng, nguồn lựuc tín dụng trừ các tổ chức tín dụng, Nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ; Hợp tác với các quốc gia triển khai OVOP/OTOP/OCOP trên thế giới, tổ chứ các chuyến tham quan học tập và tổ chức các diễn đàn OCOP quốc tế 1 – 2 năm.
Sản phẩm mây tre đan ở Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 
 
Về tổ chức thực hiện chương trình, Thủ tướng Chính phủ phân công rõ cho các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình OCOP; hướng dẫn, theo dõi, tập huấn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình OCOP ở các tỉnh, thành phố; Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình OCOP trong phương án phân bổ kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm gắn với tổ chức hội chợ toàn quốc; huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan lựa chọn 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế để chỉ đạo điểm thực hiện Chương trình OCOP; Dự án do Bộ chủ trì thực hiện; hàng năm, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Dự án gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án Chương trình OCOP cho giai đoạn tiếp theo.
 
Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.
 
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.
 
Quyết định cũng đề nghị cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia Chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Chương trình OCOP.​
 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển du lịch dịch vụ ở nông thôn; Bố trí nguồn lực cần thiết, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, nguồn vốn khuyến công, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP; Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành; Phân công cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; Tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của Chương trình, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổng hợp gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được kịp thời tháo gỡ.
 
NS- Chi cục PTNT (tổng hợp)