Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

36
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 11:38 02/07/2023
Đoàn cán bộ tỉnh Thanh Hóa thăm quan, học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới, chương trình OCOP tại Thừa Thiên Huế
Ngày 26/6, Đoàn cán bộ tỉnh Thanh Hóa gồm các sở, ngành tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố do ông Bùi Công Anh – Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh làm trưởng đoàn vừa có chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Lê Thành Nam, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cùng lãnh đạo các đơn vị liên quan đã tiếp và làm việc với Đoàn.

Mục đích đợt tham quan của Đoàn Văn phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa là nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP trong tỉnh tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, xây dựng và quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa với người tiêu dùng trên cả nước. Đồng thời, tăng cường liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Chia sẽ kinh nghiệm với đoàn công tác tỉnh Thanh Hóa, Ông Lê Thành Nam- Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết, mặc dù quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế  còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Bến Tre là tỉnh vùng hạ lưu sông Mê Kông, được hình thành từ đất phù sa bồi đắp nên nền đất yếu, vốn đầu tư các công trình rất lớn. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm, tập trung nguồn ngân sách tỉnh đầu tư thực hiện Chương trình. Đến nay, toàn tỉnh có    xã đạt chuẩn nông thôn mới,( %), 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Quảng Điền và Hương Thủy) và thị xã Hương Thủy oàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Lê Thành Nam, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo đang thực hiện các bước tiếp theo để xây dựng và triển khai Đề án. Thừa Thiên Huế có nhiều thuận lợi trong triển khai thực hiện Chương trình này là sản phẩm nông nghiệp của tỉnh rất phong phú, đa dạng. cùng với xây dựng chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực là tiền đề để thực hiện thành công Chương trình OCOP. Kinh nghiệm của tỉnh là sẽ tập trung hướng dẫn tổ chức lại sản xuất, thiết kế bao bì, nhãn hiệu, quảng bá hình ảnh những sản phẩm thế mạnh hiện có, sau đó mới phát triển nhiều sản phẩm khác.