Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

566
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 10:20 28/04/2021
Phấn đấu 10.000 sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 – 2025
Đó là mục tiêu của Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra trong đề cương sơ bộ Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Văn phòng điều phối nông thôn mới TW, Qua  hơn 3 năm thực hiện, nhưng đến nay 63 tỉnh thành trong cả nước đã ban hành Đề án OCOP cấp tỉnh, đặc biệt là có 60  tỉnh thành đã đánh giá phân hạng sản phẩm.

Chương trình OCOP đã hình thành được 393 chuỗi giá trị OCOP hoạt động hiệu quả với vai trò tích cực của HTX và doanh nghiệp. Từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cũng theo ông Tiến, nếu như trước đây vấn đề định hướng sinh kế bền vững gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với nhóm yếu thế, vùng khó khăn, thì khi chương trình OCOP triển khai đã góp phần tạo việc làm cho lao động, đặc biệt là phát huy vai trò của người phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số. 

Một kết quả ấn tượng nữa của chương trình OCOP đó là chất lượng sản phẩm đã được chuẩn hoá từ quy trình đến mẫu mã sản phẩm. Đến nay, một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã coi quyết định sản phẩm OCOP như một tờ "giấy thông hành" khi tham gia chuỗi tiêu thụ trên thị trường.

Các sản phẩm OCOP đã góp phần gia tăng giá trị sản phẩm. Đã có 60,7% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm; giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng cấp quốc gia đều tăng trưởng về doanh thu từ 20-40% - ông Tiến cho biết thêm.

Bên cạnh đó, chương trình OCOP còn góp phần bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống, giá trị văn hóa để phát triển kinh tế nông thôn. Xu hướng sản phẩm OCOP gắn với các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ngày càng được triển khai ở nhiều địa phương.

Vì vậy, có thể nói chương trình OCOP đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống góp phần gia tăng giá trị sản phẩm – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trần Thanh Nam nhận xét

Theo đề cương sơ bộ đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định; 50%  làng nghề nông thôn có sản phẩm OCOP. Đặc biệt là tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%.