Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

2233
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 15:41 03/12/2013
Phú Vang kết quả bước đầu sau 3 năm xây dựng nông thôn mới
Mô hình trồng hoa ở Phú Mậu
Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, phát triển.

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn huyện có 18 xã và 02 thị trấn, trong đó có 13 xã, thị trấn ven biển, đầm phá và 07 xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Diện tích tự nhiên 28.031 ha; trong đó đất nông nghiệp 10.829 ha, đất phi nông nghiệp 13.932 ha, đất chưa sử dụng 3.269 ha. Địa hình của huyện khá phức tạp, đất rộng, người đông, với tổng số dân hơn 182.000 người; trong đó có gần 75.000 người trong độ tuổi lao động nông thôn…

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020; ngày 08/10/2010, Huyện ủy Phú Vang đã tổ chức Hội nghị Huyện ủy lần thứ Tư, khóa XIII (mở rộng) để quyết nghị ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020.  

 Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020, cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, phát triển.

Theo khảo sát của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, đến nay trong số 17 xã thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, có 01 xã đạt 16 tiêu chí (Phú Thượng), 01 xã đạt 14 tiêu chí (Phú Thuận); 01 xã đạt 13 tiêu chí (Phú Mậu); 04 xã đạt 12 tiêu chí (Phú Thanh, Phú Lương, Phú Mỹ, Phú Hải); 03 xã đạt 11 tiêu chí (Phú Hồ, Phú An, Vinh Thái) 02 xã đạt 10 tiêu chí (Vinh An, Vinh Xuân)03 xã đạt 09 tiêu chí (Vinh Hà, Vinh Phú, Phú Diên) và 02 xã đạt 08 tiêu chí (Phú Dương, Phú Xuân). Các tiêu chí đạt được chủ yếu thuộc về nhóm văn hóa, xã hội, an ninh chính trị... Đây là nền tảng quan trọng, tạo tiền đề tốt trong việc huy động sức dân cùng đóng vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng giao thông ở xã Phú Thượng được đầu tư cơ bản

Tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt mức khá cao 18%; trong đó: dịch vụ chiếm 24,83%; công nghiệp, TTCN- xây dựng chiếm 21,2%; nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 3%; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GDP) đạt trên 1.400 USD/năm; sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản hàng năm đạt 22.500 tấn; sản lượng lượng thực có hạt 66.000 tấn; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng thêm 1.400 tỷ đồng; thu ngân sách bình quân đạt trên 100 tỷ đồng; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 13,5%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,05%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 93%; tỷ lệ hộ dùng điện 99,9%; tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải rắn 40%; 100% số xã có trường THCS kiên cố, cao tầng; 100% số xã có trạm y tế, trong đó 70% số xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia… Đây là điều kiện quan trọng để các xã tiến tới thực hiện thành công những tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ và không đồng nhất, coi Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là dự án đầu tư, do đó có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự đầu tư của Nhà nước; công tác xây dựng, quy hoạch cấp xã còn chậm và lúng túng, chưa cụ thể, thiếu sâu sát thực tế, nhẹ về quy hoạch phát triển sản xuất; việc lồng ghép, huy động các nguồn lực đóng góp, xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn; một số chỉ tiêu theo quy định không thực tế, thiếu tính khả thi như xây dựng chợ nông thôn, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo mới chỉ tập trung ở 02 đơn vị điểm của tỉnh và huyện (Phú Hồ và Phú Thanh), chưa coi trọng đúng mức chỉ đạo toàn diện ở tất cả 17 xã trên toàn huyện…

Xác định thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trịvừa cấp bách, vừa lâu dài, đồng thời là mục tiêu và là yêu cầu của sự phát triển bền vững, góp phần làm chuyển biến tích cực bộ mặt nông thôn, xây dựng huyện Phú Vang ngày càng giàu đẹp, văn minh, Huyện uỷ, UBND huyện Phú Vang quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng Nông thôn mới theo lộ trình của huyện đã đề ra. Trước mắt các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở tập trung thực hiện một số giải pháp sau: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp ủy đảng, chính quyền đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nhà nước đồng hành cùng nhân dân thực hiện các tiêu chí một cách thực chất, không chạy theo thành tích, giúp cho người dân hiểu rõ họ vừa là người thực hiện vừa là người hưởng thụ thành quả lao động; Xây dựng cơ chế thuận lợi để huy động nguồn lực toàn xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, các thiết chế văn hóa ở nông thôn; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc bảo đảm tiến độ với chất lượng quy hoạch, giữa việc chỉ đạo điểm và chỉ đạo diện các xã xây dựng nông thôn mới; Xây dựng cơ chế lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án khác vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong quá trình triển khai, thực hiện có sự lựa chọn những tiêu chí phù hợp với địa phương, hướng ưu tiên của Nhà nước như tiêu chí quy hoạch, sản xuất, giáo dục, y tế, nước sạch, điện.…

VPHU Phú vang