Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

1991
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 09:54 06/11/2015
Hoạt động khuyến nông - đòn bẫy quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Điền
Thời gian qua, công tác khuyến nông thông qua các mô hình trình diễn, đã đưa những tiến bộ khoa học công nghệ về với bà con nông dân, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng giá trị sản xuất , góp phần quan trọng trong tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Ngay từ khi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới triển khai, được sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện đã xác định trách nhiệm trong việc gắn kết chức năng, nhiệm vụ của mình với phong trào xây dựng nông thôn mới. Sau 5 năm (2011- 2015) thực hiện chương trình, hệ thống  khuyến nông huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

 

Trạm Khuyến nông, lâm, ngư huyện đã xây dựng các mô hình trình diễn nhằm tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cho người dân. Điển hình là mô hình trồng và thâm canh cây các loại giống lúa có chất lượng cao như lúa HN6, TH5, RVT…; mô hình trồng thâm canh cây sen; mô hình trồng rau an toàn theo hướng VietGAP; mô hình vỗ béo bò; mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học; mô hình nuối cá diêu hồng trong lồng... Các chương trình chăn nuôi này đã góp phần vừa tăng đầu gia súc, gia cầm vừa tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi.

 

Từ năm 2013 đến nay, huyện đã đầu tư kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng để thử nghiệm các mô hình trồng rau mùi sạch, trồng hành lá, trồng lạc giống mới, mô hình làm nấm rơm, mô hình cánh đồng mẫu lúa chất lượng... Các mô hình thuộc các lĩnh vực sản xuất đã được khảo sát, đánh giá đúng năng lực, phù hợp với nhu cầu, điều kiện đất đai, vị trí địa lý, xét đến ưu thế về tiềm năng, thế mạnh của từng xã. Sau khi đưa vào thử nghiệm và cho hiệu quả, các hộ dân trong xã đã nhân rộng mô hình.

 

Ngoài ra, huyện Quảng Điền cũng đã tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án để triển khai các mô hình như: Phục tráng và mở rộng diện tích lúa địa phương (gạo đỏ) tại HTXNN Tam Giang; Mô hình nhân giống lạc mới vụ Hè tTu tại Quảng Phú; Mô hình nuôi trồng nấm sò bằng nguyên liệu mùn cưa tại xã Quảng Phú; Mô hình nuôi thương phẩm cá trắm đen ở xã Quảng Thọ. Các mô hình không chỉ mang lại thu nhập cao cho người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mà còn tạo nên sự đồng thuận giữa người dân và chính quyền địa phương.

 

Bên cạnh đó, thông qua nguồn vốn khuyến nông, huyện đã hỗ trợ người dân 150 triệu xây dựng 20 hầm khí biogas. Chương trình tiết kiệm năng lượng, sử dụng hầm khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần rất lớn trong việc xử lý môi trường ở nông thôn, hạn chế ô nhiễm không khí,   giữ gìn cảnh quan, tăng cường sự đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu áp lực đối với phụ nữ ở nông thôn... Mặt khác, chương trình cũng đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, mở rộng quy mô, hạn chế dịch bệnh gia súc, gia cầm, đồng thời tiết kiệm chi phí chất đốt trong sinh hoạt và thay thế một phần nguồn điện thắp sáng.

 

Với sự chung tay, góp sức của công tác khuyến nông, năm 2014 xã Quảng Phú được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Hiện nay, xã Quảng Phước đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí còn lại,phấn đấu đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm 2015. Các xã còn lại sẽ nỗ lực phấn đấu đạt chuẩn xã nông mới theo lộ trình đề ra để sớm đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2020./.

 

 

Văn phòng Điều phối Quảng Điền