Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

1894
+ aa -

Hoạt động các địa phương

Cập nhật lúc : 08:15 15/07/2015
Mộ số giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở thị xã Hương Trà giai đoạn 2016 - 2020
Giao thông nông thôn ở xã Hải Dương
Khu vực nông thôn thuộc thị xã Hương Trà bước vào triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới với xuất phát thấp, hạ tầng thiếu đồng bộ, nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Một bộ phận nhân dân còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Vì vậy cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Nhận thức tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X), thị xã Hương Trà  đã xác định xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội là 1 trong 6 chương trình trọng điểm để tập trung lãnh đạo trong giai đoạn 2010-2015. Sau khi có Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy. Huyện ủy (nay là Thị ủy) Hương Trà đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 08/7/2011 về xây dựng Nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, tổ chức học tập, quán triệt sâu rộng các Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy và Thị ủy đến tận các tầng lớp nhân dân. Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Thị ủy. UBND thị xã đã ban hành Nghị quyết 12, ngày 12/7/2011 về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gắn với ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng Nông thôn mới, ban hành kế hoạch và quy định tạm thời về cơ chế chính sách huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng Nông thôn mới. Đồng thời, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Thị ủy.

Đường nông thôn ở xã Hải Dưong

 

Các xã đã thành lập các Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới và Ban phát triển nông thôn. Tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xây dựng Nông thôn mới cho các Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới và  đội ngũ cán bộ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên tuyền bằng nhiều hình thức như: qua hệ thống truyền thanh, đội ngũ báo cáo viên cổ động trực quan, xây dựng các cụm pano, appic để làm cho người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Qua đó, xác định rõ vai trò của nhân dân là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

Hàng năm Ban Thường vụ Thị ủy đã xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát về xây dựng nông thôn mới. Thường trực Thị ủy đã tiến hành làm việc và có thông báo kết luận để chỉ đạo các xã xây dựng nông thôn mới. Cuối năm 2014, Thị ủy đã sơ kết Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 08/7/2011 về xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội nhằm đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, cần phải rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp để tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.  

Đến nay có, 02 xã đạt 15/19 tiêu chí (Hương Vinh và Hương Bình); 04 xã đạt 13/19 tiêu chí (Hương Toàn, Hương Phong, Hương Thọ, Hải Dương); 01 xã đạt 12/19 tiêu chí (Bình Thành); 01 xã đạt 05 tiêu chí (Hồng Tiến) và xã Bình Điền được chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo hướng đô thị. Phấn đấu đến cuối năm 2015 xã Hương Vinh được công nhận đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.

Trưởng PTCS Hương Vinh mới được xây dựng nâng cấp

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết 06-NQ/HU, ngày 08/7/2011 của Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy đã chỉ đạo UBND thị xã xây dựng kế hoạch, lộ trình để thực hiện.Đồng thời, tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt các giải pháp sau: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy trong xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới từ thị xã đến xã; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã và Ban phát triển thôn. Thực hiện tốt việc phân công, giao nhiệm vụ, định thời gian hoàn thành cho cán bộ, cho các phần việc, phát huy trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Làm tốt công tác phối hợp các ban, ngành, đoàn thể các cấp và sự phối hợp của các ban, ngành của thị xã trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp nhân dân. Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng nông thôn mới; xác định vai trò của người dân là chủ thể. Làm tốt công tác xã hội hóa, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nông thôn mới. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào chương trình. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể nhân dân các cấp trong việc triển khai, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện chương trình. Gắn cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư với xây dựng nông thôn mới. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nông thôn mới phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của thị xã đến năm 2020. Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch chương trình trọng điểm; phân công trách nhiệm, tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai, giám sát chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xã. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn; xây dựng cơ chế chính sách đầu tư, phát triển sản xuất. Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, huy động mọi nguồn lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nhất là đầu tư phát triển - xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của các cấp ủy về tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Văn phòng Điều phối tỉnh (tổng hợp)