Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

395
+ aa -

Nhà nông cần biết

Cập nhật lúc : 15:50 23/09/2021
Phát triển sàn thương mại điện tử phục vụ nông nghiệp
Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt chỉ tiêu đến tháng 12/2021 có 60% hộ sản xuất nông nghiệp kết nối mua bán trên sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính lớn; 50% nông sản của địa phương được tiêu thụ, góp phần tránh ùn ứ khi cao điểm thu hoạch, tránh bị thương lái ép giá.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu và hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).

 Kế hoạch nhằm hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính thiết lập các điểm tập kết, bố trí các điểm trung chuyển, phân phối hàng hóa thiết yếu (cố định, lưu động) có kiểm soát an toàn dịch bệnh nhằm bảo đảm nguồn cung và phân phối kịp thời cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, sẽ góp phần bảo đảm vận chuyển, lưu thông, cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khi thực hiện giãn cách xã hội.

Từ đó hỗ trợ hộ SXNN đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên các sàn TMĐT: Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đặt chỉ tiêu đến tháng 12/2021, có 70% hộ SXNN được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; 60% hộ thực hiện được quy trình đóng gói – kết nối – giao nhận để tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; 50% nông sản của địa phương được tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.

Đến tháng 12/2022, 100% hộ SXNN thực hiện được quy trình đóng gói – kết nối – giao nhận để tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn TMĐT; 70% nông sản của địa phương được tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, tránh bị thương lái ép giá.

Đồng thời, giúp người dân tại các địa phương khác trong nước và quốc tế có thể mua sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh. Hỗ trợ gắn sản phẩm với thương hiệu cụ thể của từng hộ SXNN, bảo đảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp cung cấp tới người tiêu dùng, thông qua sàn TMĐT.

 Văn phòng Điều phối NTM tỉnh