Nông thôn mới Thừa Thiên Huế

Thứ ba, 16/07/2024

367
+ aa -

Tin tức & Sự kiện

Cập nhật lúc : 11:55 14/12/2021
Hội thảo về xây dựng mô hình thí điểm xã thông minh trong xây dựng nông thôn mới.
Chiều 11/12/2021, tại Thừa Thiên Huế, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo về xây dựng mô hình thí điểm xã thông minh trong xây dựng nông thôn mới.

Hội thảo được tổ chức trực tuyến với sự tham gia của hơn 200 đại biểu. Điểm cầu chính tại Thừa Thiên Huế có sự tham dự của ông Nguyễn Minh Tiến - Chánh văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương. 

Tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tham gia của ông Nguyễn Đình Đức – Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban liên quan. 

Định hướng hội thảo ông Nguyễn Minh Tiến cho rằng: Trong hai năm gần đây chúng tôi đã hỗ trợ với Thừa Thiên Huế đề xây dựng làng mô hình thông minh thí điểm tại Quảng Thọ, Quảng Điền. Đặc biệt một số địa phương như Hà Tĩnh, Đồng Tháp cũng đã triển khai một số mô hình về làng mô hình thông minh hướng tới xã nông thôn thông minh. Về phía Bộ thông tin truyền thông đã triển khai 7 mô hình hướng tới nông thôn mới thông minh. Trong 3 năm vừa qua chúng ta đã có những mô hình thí điểm ở mức độ và từng lĩnh vực. Tuy nhiên theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 xác định rõ 3 vấn đề cốt lõi và từ khóa ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đối với nông nghiệp là sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh. Như vậy chúng ta phải hỗ trợ tạo nền để nông thôn từng bước tạo ra những người nông dân thông minh. Chúng ta coi chuyển đổi số là sự bắt buộc, hết sức cần thiết. Tại hội đồng thẩm định TW đã xác định chuyển đổi số là một trong những 6 chương trình quan trọng của Nông thôn mới 2021 – 2025. 

Xuất phát từ những chứng minh thực tế, tế đại dịch covid 19 chúng ta thấy rõ vấn đề sử dụng công nghệ sống là điều hết sức cần thiết, là điều bắt buộc. Tại hội thảo này chúng tôi mong muốn làm rõ thứ nhất (i) đó là tên gọi, nội hàm đó là chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hay ứng dụng công nghệ thông tin…(ii) Hướng dẫn quy trình triển khai đó là cách làm, những bước đi từ vấn đề tích hợp dữ liệu chuẩn hóa dữ liệu…; (iii) Trên cơ sở chương trình nội dung triển khai mức chi như nào? khả năng ngân sách TW, tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn nội dung cơ chế định mức, từ đó chúng ta triển khai thí điểm một số địa phương. 

Làng thông minh, xã kết nối

Tại hội nghị, ông Nguyễn Anh Phong - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn đưa ra khái niệm về làng thông minh: Là một cộng đồng xóm, thôn, xã ở các vùng nông thôn sử dụng các giải pháp  trên nền tảng công  nghệ kỹ thuật số, tận dụng các thế mạnh và cơ  hội của địa phương để phát triển bền vững, thu  hẹp dần khoảng cách nông thôn –thành thị, từng  bước cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội và môi  trường của khu vực nông thôn. 

 Khái niệm về làng thông minh theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn


Với các hợp phần cụ thể như: cán bộ thông minh; cư dân thông minh, nguồn lực tài chính, tài nguyên thông minh, giao thông, điện nước, wifi; cơ sở hạ tầng thương mại, hạ tầng thủy lợi và phòng chống thiên tai. Một số đề xuất xây dựng nền tảng cho làng thông minh. Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số gắn với thực hiện Bộ tiêu chí làng thông minh như: tăng cường xây dựng và áp dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến  liên thông, đồng bộ cấp tỉnh, huyện xã; nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ  viễn thông, hỗ trợ người dân sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong sản  xuất nông nghiệp, xây dựng bản đồ số nông nghiệp nông thôn.

 

Hợp phần làng thông minh theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn


Theo Thạc sĩ Đặng Tùng Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Chính Phủ điện tử, Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra bắt đầu từ phân phối: Mỗi hộ gia đình là một doanh nghiệp số trẻ hướng dẫn già, con hướng dẫn bố mẹ, cháu hướng dẫn ông bà. Tại hội nghị, một số kết quả kinh nghiệm được đưa ra phân tích như: Xây dựng nhóm zalo để kết nối người dân, hợp tác xã, cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ sở TTTT với Cục Tin học hóa và Doanh nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi số. 

Lợi ích của làng thông minh 

Giới thiệu Mô hình xã thông minh kết nối dịch vụ đô thị thông minh của  tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Mục tiêu của xã thông minh đó là: tăng sự thụ hưởng của người dân, sản xuất bền vững tăng thu nhập người dân. Quan điểm thống nhất hạ tầng và cơ sở dữ liệu dùng chung Thừa Thiên Huế đã triển khai hệ thống data với khả năng đường truyền mạnh kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã, toàn bộ hệ thống kết nối chạy trên hạ tầng internet, hoàn thiện dịch vụ công trực tuyến liên thông cấp huyện. Chuyển giao dịch vụ: xây dựng hệ thống truyền thông thông minh. Mô hình thí điểm đang ở những bước đầu tiên nhưng đã thể hiện được nhiều điểm ưu việt: Hỗ trợ được việc điều hành chính quyền cấp xã thông qua phòng giám sát điều hành xã thông minh, giúp cho chính quyền cấp xã bao quát được các vấn đề về an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, dự báo về môi trường, chia sẻ dữ liệu quan trắc, giám sát các dữ liệu phục vụ cho nuôi trồng, sản xuất tại địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành một cách khoa học và chặt chẽ…

"Mục tiêu của việc xây dựng mô hình “xã thông minh” ở Thừa Thiên Huế là nhằm hoàn thiện chính quyền điện tử cấp xã và hướng đến chính quyền số, hỗ trợ việc điều hành chính quyền cấp xã “thông minh hơn”. Bên cạnh đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự ở nông thôn; ứng dụng khoa học công nghệ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng giá trị nông sản và mở rộng giao dịch trên mạng Internet" - ông Nguyễn Đình Đức chia sẻ.
 

Xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát địa bàn trong quá trình thực hiện mô hình "xã thông minh"


Lý giải về lợi ích làng thông minh, ông Nguyễn Đình Đức cho rằng: Các làng thông minh ( LTM)  có thể hưởng lợi trực tiếp; Công dân và các tổ chức ở LTM có thể truy cập các dịch vụ tích hợp bất kỳ lúc nào, ở đâu, nhờ vào công nghệ số; Các dịch vụ có thể được thay đổi theo nhu cầu của mỗi công dân, tổ chức, hay nhóm người; Các gói dịch vụ tích hợp luôn được cải tiếp và đáp ứng nhu cầu của địa phương;  Lãnh đạo chính quyền dần sử dụng tiếp cận tích hợp, liên cơ quan, đa dạng và tổng thể trong phát triển chiến lược làng thông minh  cho Huyện / Xã của mình. Hướng tới chuyển đổi xã hội nông thôn thông qua chuyển đổi số toàn diện

Tại hội thảo, nhiều đại biểu đã tham gia góp ý thêm cho mô hình "xã thông minh" kết nối dịch vụ đô thị thông minh tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo các đại biểu, việc chuyển đổi số trong xây dựng NTM là điều tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của nước và thế giới, và mô hình "xã thông minh" ở Thừa Thiên Huế là mô hình điểm ưu việt, hiệu quả, cần sớm nhân rộng trên toàn quốc.